Bộ phận bar trong nhà hàng là gì và những điều bạn CHƯA BIẾT

Bạn thường trông thấy những nhà hàng lớn đều sẽ có một quầy pha chế hay một quầy bar riêng để phục vụ cho các nhu cầu về thưởng rượu hay thưởng thức các loại cocktail của các thực khách. Vậy bộ phận bar trong nhà hàng sẽ có những nhiệm vụ chính gì và mối quan hệ với cả nhà hàng, khách sạn ra sao, cùng Trần Gia Phát tìm hiểu qua bài viết này

1. Bộ phận bar trong nhà hàng là gì?

Bộ phận bar trong nhà hàng là gì
Bộ phận bar trong nhà hàng là gì

Mỗi một bộ phận bar trong nhà hàng thường sẽ giữ một vị trí khá quan trọng, có vai trò chính là đảm nhận thiết kế menu thức uống và các món ăn nhẹ dành cho khách hàng. Bộ phận bar sẽ có trách nhiệm làm những thức uống có hương vị theo yêu cầu của khách hàng để khách hàng có được không gian thoải mái và chill nhất, bộ phận bar trong nhà hàng sẽ gồm các bộ phận chính dưới đây.

  • Bộ phận tiếp nhận menu của khách hàng: Ở bộ phận này, sẽ do trưởng ban của bộ phận bar hay những người được ủy quyền của trưởng ban sẽ phụ trách tiếp nhận menu thức uống và đồ ăn nhẹ đảm bảo đúng và đủ số lượng lẫn chất lượng.
  • Bộ phận pha chế và chuẩn bị các công đoạn khác: Bộ phận pha chế sẽ đảm nhận trực tiếp pha chế đồ uống sau khi nhận được phiếu in từ bộ phận thu ngân.

2. Nhiệm vụ bộ phận bar trong nhà hàng

Nhiệm vụ bộ phận pha chế trong nhà hàng
Nhiệm vụ bộ phận pha chế trong nhà hàng

Thông thường, nhiệm vụ của bộ phận bar trong nhà hàng sẽ được chia thành 6 bộ phận chính, gồm các bộ phận và chi tiết nhiệm vụ như sau

  • Nhiệm vụ của quản lý bar: Quản lý bar có trách nhiệm quan trọng trong quầy bar, điều hành các hoạt động trong quầy bar như: kinh doanh, hoạt động phục vụ, quản lý nguồn nhân sự, và kết nối các mối quan hệ với khách hàng.
  • Nhiệm vụ của trưởng bộ phận pha chế: Kiểm tra các chuẩn bị dụng cụ pha chế, thực hiện việc chào khách hàng và giám sát sự thỏa mãn của khách với các dịch vụ trong quầy bar, giám sát các hoạt động pha chế, đong đo, trang trí và bày biện các thức uống,…Tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ khách hàng.
  • Nhiệm vụ của nhân viên pha chế: Có trách nhiệm giám sát các nhân viên phụ việc tại quầy pha chế, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, phương tiện và nguyên vật liệu khác.
  • Nhiệm vụ của trưởng tiếp tân: Có nhiệm vụ giám sát các nhân viên phục vụ để thực hiện các kế hoạch phục vụ cho các nội quy và quy định về thái độ nhiệm vụ của nhân viên.
  • Nhiệm vụ của các nhân viên tiếp tân: Có nhiệm vụ tiếp nhận các kiểm tra chuẩn bị bàn, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng khi thực hiện thanh toán các hóa đơn, phục vụ các loại đồ uống cho khách hàng.
  • Nhiệm vụ của nhân viên phụ việc: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc hỗ trợ cho nhân viên pha chế như việc: dọn dẹp vệ sinh, vệ sinh các dụng vụ pha chế, chuẩn bị các nguyên vật liệu khác.

3. Chức năng của bộ phận bar trong nhà hàng

Chức năng của bộ phận pha chế trong nhà hàng
Chức năng của bộ phận pha chế trong nhà hàng

Chức năng của bộ phận pha chế trong nhà hàng cũng sẽ tương tự như nhiệm vụ của các bộ phận đó. Tuy vậy, chức năng vẫn sẽ có thêm một vài điểm khác biệt như

  • Chức năng của bộ phận quản lý bar sẽ gồm những hoạt động quản lý nhân sự của quầy bar và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng
  • Chức năng của trưởng bộ phận pha chế: Có chức năng quản lý, giám sát các nhân viên pha chế và thực hiện các quy định của quầy bar, giám sát thái độ phục vụ của các nhân viên pha chế.
  • Chức năng của nhân viên pha chế: Chức năng chính của nhân viên pha chế tương tự như nhiệm vụ.
  • Chức năng của trưởng tiếp tân: Trưởng tiếp có chức năng điều phối và chịu trách nhiệm với các hoạt động trong quầy bar của nhân viên.
  • Chức năng của nhân viên tiếp tân: Nhân viên tiếp tân sẽ có chức năng thực hiện tốt các việc mà trưởng tiếp tân giao phó đồng thời thực hiện tốt việc giữ vệ sinh cho khu vực pha chế và quầy bar.
  • Chức năng của nhân viên phụ việc: Tùy theo vị trí và quy mô thì chức năng của nhân viên phụ việc sẽ được bố trí phù hợp với từng khu vực: khu vực sảnh, khu vực pha chế, khu vực phục vụ, khu vực vệ sinh, khu vực vui chơi và giải trí khác.

Trong bộ phận bar của nhà hàng thì không thể thiếu các thiết bị bar cafe. Tại Trần Gia Phát có cung cấp các sản phẩm trên với chất lượng cao cấp và thiết kế sang trọng.

4. Mối quan hệ của bộ phận bar trong nhà hàng với các bộ phận khác

Mối quan hệ với các bộ phận khác trong nhà hàng
Mối quan hệ với các bộ phận khác trong nhà hàng

4.1. Quan hệ với lễ tân

Bộ phận lễ tân luôn được xem là một trong những bộ phận quan trọng các chuỗi nhà hàng, khách sạn. Tùy theo các yêu cầu và không gian nhà hàng, khách sạn thì bộ phận lễ tân sẽ sẽ có nhiệm vụ để tập hợp theo các nhu cầu → Từ đó, tìm ra được hướng giải quyết để đảm bảo thỏa mãn và đáp ứng được các nhu cầu đó

4.2. Quan hệ với bộ phận phục vụ

Bộ phận phục vụ bàn cũng sẽ có nhiệm vụ là để phục vụ trong từng khu vực phòng ăn, phòng nghỉ, sảnh, để thực hiện nhiệm vụ đưa menu đến cho các khách hàng → Sau đó, sẽ tiến hành đưa các yêu cầu đó đến cho quầy bar để phục vụ các thức uống, món ăn nhẹ cho khách hàng.

Quan hệ của nhân viên phục vụ phòng còn được chia ra 2 bộ phận nhỏ sau

4.3. Phục vụ phòng

Bộ phận phục vụ phòng sẽ có nhiệm vụ phục vụ các thức uống, món ăn đã được chuẩn bị ở quầy bar → Tiến hành đem đến các bàn, hoặc các phòng của từng khách hàng theo nhu cầu của họ.

4.4. Phục vụ bàn

Bộ phận phục vụ bàn có nhiệm vụ phục vụ phục vụ cho các khách hàng ở phòng ăn, hoặc tại phòng nghỉ của họ. Phục vụ bàn còn có trách nhiệm phải kiểm tra xem số lượng thức uống và món ăn trên bàn của khách hàng đã đủ hay chưa → Sau đó, tiến hành báo cáo lại với quầy bar về số lượng còn thiếu, để việc pha chế đúng tiến độ. 

5. Gợi ý bố trí quầy bar trong nhà hàng đẹp

Sau đây, sẽ là gợi ý một số ý tưởng về cách bố trí bộ phận bar trong nhà hàng, sang trọng mà Trần Gia Phát muốn gửi đến bạn để bạn có thêm ý tưởng cho không gian quầy bar của mình

  • Bố trí các vật dụng tại quầy pha chế: Để module pha chế quầy bar của bạn trở nên đẹp hơn, ít bị các vấn đề về đặt dụng cụ lung tung. Chúng ta nên có 1 đến 2 vị trí dành cho pha chế. Và ở mỗi trạm pha chế chúng ta nên lắp đặt các thiết bị như chậu rửa, thùng đá, thùng rác để tiện cho việc các nhân viên sử dụng các thiết bị pha chế dễ dàng, dễ dàng vệ sinh. Nên thiết kế các tủ đựng rượu bằng tủ kính để khách hàng có thể nhìn trực tiếp, dễ dàng chọn lựa loại họ thích, tủ kính cũng sẽ giúp không gian có chiều sâu hơn.
  • Bố trí bàn – ghế tại quầy bar: Thông thường, các quầy bar đều sẽ có phục vụ những món ăn nhẹ. Vì thế, chúng ta nên bố trí không gian bàn ghế nên học theo thiết kế của các quầy bar tại các nước Châu Âu, tạo được không gian gần gũi để các khách hàng có thể thưởng rượu và tán gẫu cùng nhau.
  • Bố trí background và khu vực quầy bar phía sau: Hệ thống tủ và kệ nên thiết kế các đồ dùng, các loại đồ uống hay rượu hay những món vật dụng một cách khoa học và nghệ thuật cho quầy bar.

Nếu bạn đang có dự định thiết kế cho mình quầy bar nhưng chưa biết thiết kế theo phong cách nào thì có thể tham khảo bài viết quầy bar inox đậm chất Pháp.

Tại Trần Gia Phát có cung cấp dịch vụ thiết kế quầy bar theo nhu cầu. Thiết kế theo phong cách, không gian và công năng của từng nhà hàng, khách sạn. Quầy bar thiết kế riêng sẽ tạo nên sự đặc biệt và gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng so với các quầy bar phổ biến thông thường.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết về chủ đề bộ phận bar trong nhà hàng trên đây sẽ giúp bạn sẽ có nhiều ý tưởng thiết kế nội thất độc đáo cho không gian quầy bar nhà hàng, khách sạn của mình. 

Chưa có bình luận nào !!!