CÁCH BỐ TRÍ THIẾT BỊ BẾP CÔNG NGHIỆP PHÙ HỢP
Trần Gia Phát chuyên sản xuất, lắp đặt, tư vấn, thiết kế hệ thống bếp công nghiệp cùng các sản phẩm bếp gas công nghiệp được phân phối bởi Trần Gia Phát.
Hiện chúng tôi cung cấp 2 loại: Sản xuất trong nước và nhập khẩu, phù hợp với loại hình kinh doanh của bạn: lắp đặt hệ thống bếp nhà hàng, khách sạn hoặc lắp đặt hệ thống bếp nấu ăn công nghiệp cho công nhân tại các nhà máy.
Giải pháp bố trí thiết bị bếp công nghiệp hợp lý cho nhà hàng
Sắp xếp các loại thiết bị bếp công nghiệp hợp lý cho nhà hàng Trong các nhà hàng khách sạn lớn vấn đề cần quan tâm nhất đó chính là uy tín, thức ăn ngon và hợp vệ sinh sẽ là điều lôi cuốn khách hàng đến với bạn, tất cả những thứ đó đều nằm trong nhà bếp.
Vì vậy bạn phải đặc biệt quan tâm đến không gian bếp và cách sắp xếp các thiết bị bếp công nghiệp của mình. Nếu khách hàng nhìn thấy một nhà bếp hiện đại, sạch sẽ, và chuyên nghiệp chắc chắn họ sẽ đánh giá cao về chất lượng của nhà hàng khách sạn đó.
Là một khu vực chuyên biệt để chế biến và làm chín thực phẩm, khu vực bếp có nhiều không gian với các chức năng nấu nướng khác nhau. Điều kiện là các khu vực phải được phối hợp với nhau một cách linh hoạt và nhịp nhàng.
Số lượng người ăn, số bàn ăn, thực đơn chế biến của nhà hàng có tính quyết định đến những thiết bị bếp cần thiết. Ngoài ra, bạn cần tính toán đến tài chính của mình, không gian lắp đặt để đảm bảo vừa ý và đầy đủ tính năng.
1. Sắp xếp xoay quanh nhân sự
Các thiết bị bếp được bố trí tạo điều kiện làm việc thoải mái nhất cho kíp làm bếp. Chẳng hạn, thiết kế khu vực trữ hàng đông lạnh sát với khu vực nấu. Điều này có thể gia tăng chi phí năng lượng (tủ đông phải mở liên tục trong quá trình nấu) nhưng thuận tiện là với tay lấy được ngay đồ nấu.
2. Bố trí theo mô hình dây chuyền
Thường thiết kế này dành cho nhà hàng phải chuẩn bị khối lượng lớn món ăn nhưng cùng một loại, như pizza hay bánh mì sandwich. Trong cấu hình này, chẳng hạn, với bánh pizza thì bố trí khu vực bột nhào kế bên bàn chuẩn bị nguyên liệu, rối sát đó là lò nướng, tiếp theo là nơi để bánh thành phẩm, nơi bỏ bánh vào bao bì, ô giao hàng.
3. Bố trí theo từng khu vực chế biến
Nhà bếp chia thành nhiều khu vực, như khu chuẩn bị nguyên liệu, nơi nấu nướng, nơi để tủ trữ thức ăn, nơi chuyển đồ ăn từ bếp đến người phục vụ, nơi rửa chén… Các khu vực đều tách biệt nhau và có khu vực chuyển tiếp đồ mà không cần phải di chuyển qua lại. Một bếp nhà hàng có thể bố trí nhiều khu vực tùy vào loại hình và không gian.
4. Bố trí theo cấu hình đảo
Bố trí một khu vực chính giữa nhà bếp, các phần khác được bố trí sát tường. Chẳng hạn, bộ phận nấu nướng được thiết kế ở giữa, và các khu vực chuẩn bị nguyên liệu, đồ nấu, tủ trữ thức ăn được đặt sát tường xung quanh.
Trần Gia Phát là nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế – sản xuất – thi công – lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp, bếp nhà hàng, quầy bar.
Các tin khác








DANH MỤC SẢN PHẨM
- Bếp công nghiệp
- Thiết bị bar - cafe
- Quầy bar inox
- Thiết bị bếp Âu
- Thiết bị lạnh
- Tủ sấy chén
- Tủ hâm nóng
- Tủ hấp cơm công nghiệp
- Bếp Teppanyaki
- Thùng đá inox
- Lò quay vịt inox
- Máy làm đá viên
- Máy rửa chén công nghiệp
- Thiết bị hấp nướng
- Hút khói công nghiệp
- Hút Khói Tại Bàn
- Hệ thống khí gas công nghiệp
- Hộp lọc mỡ (Bẫy mỡ)
- Mương vỉ thoát sàn inox
- Xe đẩy inox
- Kho đông kho lạnh
- Chậu rửa công nghiệp
- Bàn inox công nghiệp
- Tủ inox
- Kệ inox công nghiệp
- Máy rửa chén siêu âm