Kinh nghiệm mở quán bar CHUYÊN NGHIỆP lợi nhuận cao
Cùng với nhịp sống hiện đại như ngày này thì nhu cầu sử dụng quán bar để giải trí, giải tỏa stress, căng thẳng hay cuối tuần họp hội, nhóm bạn thân là điều vô cùng cần thiết. Do đó, nếu bạn đang có ý định mở quán bar để kinh doanh thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo chân Trần Gia Phát khám phá ngay các kinh nghiệm cần có khi bắt tay vào mô hình kinh doanh này nhé!
Mục lục
1. Lên kế hoạch đầu tư mở quán bar

Lên kế hoạch đầu tư mở quán bar
1.1 Xem xét nghiên cứu thị trường quán bar tình trạng gần đây
Trong những năm trở lại đây, quán bar, pub trở thành một trong những mô hình kinh doanh hot, có khả năng thu về lợi nhuận cao. Do nhu cầu tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ, cùng cảm giác vui vẻ giải trí đã giúp cho bar, pub trở thành địa điểm yêu thích của mọi người, đặc biệt là với giới trẻ.
Đặc biệt vào những ngày lễ, hoặc vào cuối tuần, khoảng lợi nhuận có thể còn tăng gấp đôi, gấp ba do có nhiều bạn trẻ tìm để quán bar để tụ họp cùng bạn bè, giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Chính điều này đã giúp quán bar mở cửa ngày mỗi nhiều, nhất là ở những thành phố du lịch, thành phố lớn. Thế nhưng, không phải quán bar nào mở ra cũng có thành công nhất định. Vì vậy, Trần Gia Phát chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ kinh nghiệm mở quán bar trong những phần tiếp theo.
1.2 Nguồn vốn mở quán bar là bao nhiêu ?
Mở quán bar hết bao nhiêu tiền? Tùy vào mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ mà có mức vốn khác nhau. Nếu bạn muốn quán bar, pub của mình có quy mô phục vụ trong khoảng 60 đến 100 khách mỗi ngày thì nguồn vốn cần đầu tư khoảng từ 100 đến 300 triệu. Trong khi đó, nếu bạn muốn mở quán bar với quy mô lớn, với không gian sang trọng cùng sức chứa lên đến hàng trăm người thì số vốn có thể giao động trong khoảng từ 500 đến 700 triệu đồng, thậm chí có thể lên đến 1 hoặc 2 tỷ đồng. Vì vậy, có thể thấy số vốn đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng kinh doanh, địa điểm mở bán và quy mô, phân khúc khách hàng mà bạn đang hướng đến.
1.4 Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp
Người ta thường đến quán bar theo từng hội, nhóm. Do đó, nhu cầu cần có một bãi đổ xe rộng rãi là điều nên được ưu tiên hàng đầu. Nên tìm địa chỉ có chỗ để xe thuận lợi, dễ dàng trong việc di chuyển. Hơn hết, địa chỉ mở quán bar cũng cần gần nguồn khách, có đông dân cư, đường đi không quá quanh co, khó tìm. Vị trí không cần quá đắc địa, song cũng cần một nơi mà khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, định vị được trên bản đồ.
1.5 Tìm hiểu về decor quán bar thu hút khách hàng
Bạn nên nắm bắt được phong cách mà đối tượng khách hàng mà quán bar mình đang hướng đến là gì. Để từ đó decor quán bar theo phong cách mà khách hàng mình mong muốn. Ngày nay, người ta tìm đến quán bar không chỉ để thưởng thức vị ngon của cocktails, hay thưởng thức âm nhạc sống động mà còn để có những tấm hình “chất” cùng phong cách thiết kế của quán.
1.6 Chuẩn bị danh sách trang thiết bị cần mở quán bar
1.6.1 Quầy bar inox

Quầy bar inox
Quầy bar iox chắc chắn không thể thiếu trong quá trình kinh doanh mở bán bar. Quầy bar inox có các ngăn hộc để đựng dụng cụ pha chế, nguyên liệu, ly và các vật dụng cần thiết khác,… Việc thiết kế quầy bar inox trước khi bắt đầu thi công làm quán bar là vô cùng cần thiết. Do đó chủ đầu tư cần lưu ý để tránh sai sót.
1.6.2 Bàn ghế
Lựa chọn bộ bàn ghế phù hợp với concept của quán cũng là một trong những điểm nhấn thu hút khách hàng. Bạn cũng cần tham khảo thêm thị trường, các quán đối thủ để lựa chọn bàn ghế mở quán bar phù hợp. Thông thường, người ta vẫn thường ưu tiên các loại ghế cao để đặt trong quán bar của mình.
1.6.3 Bếp công nghiệp

Bếp công nghiệp
Với những quán bar muốn có thêm lợi nhuận từ việc bán đồ ăn thì chắc chắn cần phải trang bị thêm bếp công nghiệp. Bếp công nghiệp hiện tại được nhiều đơn vị nhận thi công, lắp đặt. Trong đó, Trần Gia Phát tự hào là một trong những công ty đồng hành cùng rất nhiều quán bar lớn, nhỏ trên khắp mọi miền tổ quốc, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
1.6.4 Dụng cụ pha chế
Dụng cụ pha chế là vật dụng cần thiết để bartender làm nên đồ uống phục vụ khách hàng. Với một bartender thì dụng cụ pha chế đầy đủ bao gồm:
- Bình Shaker.
- Muỗng pha chế – Barspoon.
- Dụng cụ đong – Jigger.
- Dụng cụ lọc (lược) – Strainer.
- Dụng cụ mở nắp rượu – Wine Openers.
- ly thủy tinh.
1.7 Xin giấy phép mở quán bar
Trước khi mở cửa quán bar, bạn cần hoàn tất các giấy tờ, thủ tục mở quán bar. Trong đó, bao gồm các loại giấy phép sau:
- Giấy phép kinh doanh dành cho doanh nghiệp/ hộ kinh doanh.
- Trong trường hợp quán bar của bạn có kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy định, điều kiện phòng cháy, chữa cháy.
- Giấy chứng nhận đáp ứng đẩy đủ các quy định, điều kiện về an ninh trật tự
- Nếu kinh doanh rượu, cần có giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo quy định của pháp luật.
1.8 Sử dụng nguyên liệu pha chế có nguồn gốc rõ ràng
Khách hàng đến với quán bạn không chỉ để giải trí, giải tỏa stress mà còn là tận hưởng những ly cocktail mát lạnh.Do đó, khi mở quán bar, bạn cũng cần đảm bảo nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt không vì lợi nhuận mà bắt tay, ký kết với những công ty có hàng kém chất lượng.
1.9 Sử dụng module pha chế bằng inox
Module pha chế bằng inox là một trong những thiết bị không thể thiếu trong quán bar hiện đại, được sử dụng để pha chế và trình bày các loại đồ uống một cách chuyên nghiệp và thu hút khách hàng. Tính đa dạng và linh hoạt Module pha chế bằng inox được thiết kế để phục vụ cho nhiều loại đồ uống khác nhau, giúp quán bar có thể tạo ra nhiều loại đồ uống đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Kinh nghiệm mở quán bar thành công

Kinh nghiệm mở quán bar thành công
2.1 Định vị khách hàng bạn nhắm tới
Khi bạn hiểu được tâm lý, cũng như đối tượng khách hàng mà mình đang hướng đến, bạn sẽ bắt kịp những xu hướng của họ để lý giải vì sao họ lại chọn bạn thay vì đến với các quán bar khác, hay tại sao họ lại không chọn bạn mà chọn những quán bar đối thủ. Từ đó, bạn sẽ biết cách khắc phục những hạn chế, điểm yếu đồng thời đẩy mạnh và duy trì những ưu điểm của quán.
2.2 Học công thức pha chế đồ uống
Đồ uống ở mỗi quán bar sẽ mang những hương vị, màu sắc khác nhau. Điều này cũng được xem như là một “bản sắc” tạo nên sự khác biệt, cạnh tranh với các quán đối thủ. Do vậy, một bartender có tay nghề, có chuyên môn cao là rất quan trọng. Bartender trước khi sáng tạo ra nhiều công thức đồ uống khác cũng cần học công thức pha chế đồ uống quen thuộc của giới trẻ. Do đó, kinh nghiệm mở quán bar còn là tuyển chọn những bartender có khả năng sáng tạo nhưng vẫn không quên trung thành với những loại thức uống quen thuộc để phục vụ khách hàng một cách trọn vẹn nhất.
2.3 Đa dạng menu và rõ ràng
Đồ uống ở mỗi quán bar đều mang những hương vị, đặc trưng riêng, thể hiện phong cách và thương hiệu của quán. Do đó, menu cần được đa dạng, thường xuyên làm mới. Do đó, bạn nên tập trung đào tạo, tuyển chọn những bartender có tay nghề chuyên môn cao để tạo ra những thức uống độc, lạ nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
2.4 Tạo điểm nhấn với khách hàng qua decor
Decor quán theo một phong cách nhất định nhằm giúp cho khách cũ cảm thấy thân thuộc, thân quen, đồng thời cũng không ngừng update, đổi mới để thu hút những khách hàng mới. Chú ý lựa chọn những chi tiết, những điểm riêng biệt để tạo nên thương hiệu đặc trưng riêng của quán mình mà không phải quán nào cũng có thể dễ dàng có được. Nên để phong cách decor của mình trở đi trở lại xuyên suốt, từ bàn ghế, quần áo nhân viên đến loại ly,…. sẽ giúp quán bar của mình trông chuyên nghiệp và có đầu tư hơn rất nhiều.
2.5 PR quán
Theo khảo sát, vào những ngày lễ hoặc vào dịp lễ, quán bar mới thu hút được một lượng lớn khách hàng. Do đó, bạn nên có nhiều chương trình ưu đãi, hay có chính sách hấp dẫn, lên kế hoạch quảng cáo, pr quán để thu hút người chơi mới, đồng thời giữ chân khách cũ.
2.6 Thiết bị quầy bar
Một trong những thiết bị mà các quán bar cần chú ý khi mở quán nó giúp không gian của quán trở nên chuyên nghiệp hơn và giúp các nhân viên phục vụ khách hàng được nhanh chóng nhất đó là thiết bị bar cafe chuyên nghiệp về công năng của thiết bị giúp pha cà phê nhanh chóng, đồng thời cho ra đồ uống có hương vị và hình dạng đẹp mắt, tăng tính thẩm mỹ và chất lượng của quán bar.
3. Những thắc mắc khi mở quán bar được nhiều người quan tâm

Những thắc mắc khi mở quán bar được nhiều người quan tâm
3.1 Quán bar mở cửa lúc mấy giờ?
Theo Điều 8 Nghị định 54/ 2019/NĐ – CP có quy định giờ mở cửa quán bar bắt đầu từ 8 giờ sáng. So với nhiều lĩnh vực khác thì giờ quán bar mở cửa có vẻ muộn hơn. Song, quán bar cũng thường hoạt động về buổi chiều, đêm khuya là chủ yếu. Nên bạn cũng đừng lo lắng quá nhé!
3.2 Quán bar mở đến mấy giờ?
Quán bar mở đến mấy giờ? Cũng theo như Điều 8 Nghị định 54/2019/NĐ-CP đã quy định giờ đóng cửa của quán bar là 2 giờ sáng. Sau 2 giờ sáng, nếu đội tuần tra phát hiện cơ sở nào còn hoạt động sẽ có những mức xử phạt theo quy định pháp luật.
Với những kinh nghiệm mở quán bar mà Trần Gia Phát chia sẻ trên, hy vọng đã giúp bạn bước đầu hình dung được những việc cần thiết khi bắt tay vào mô hình kinh doanh này. Để biết thêm các thông tin hay về các bí quyết mở quán bar hay khác theo dõi thêm những bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Tham khảo các bài viết liên quan:
Cách bảo quản nguyên liệu bar cafe đúng cách
Các tin khác








DANH MỤC SẢN PHẨM
- Bếp công nghiệp
- Thiết bị bar - cafe
- Quầy bar inox
- Thiết bị bếp Âu
- Thiết bị lạnh
- Tủ sấy chén
- Tủ hâm nóng
- Tủ hấp cơm công nghiệp
- Bếp Teppanyaki
- Thùng đá inox
- Lò quay vịt inox
- Máy làm đá viên
- Máy rửa chén công nghiệp
- Thiết bị hấp nướng
- Hút khói công nghiệp
- Hút Khói Tại Bàn
- Hệ thống khí gas công nghiệp
- Hộp lọc mỡ (Bẫy mỡ)
- Mương vỉ thoát sàn inox
- Xe đẩy inox
- Kho đông kho lạnh
- Chậu rửa công nghiệp
- Bàn inox công nghiệp
- Tủ inox
- Kệ inox công nghiệp
- Máy rửa chén siêu âm