[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z
Nhà bếp trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo những bữa ăn an toàn, đầy đủ dinh dưỡng cho các em học sinh. Bên cạnh việc chú ý đến chất lượng, nhiều bậc phụ huynh luôn quan tâm đến hình ảnh trang trí nhà bếp trường mầm non làm sao thật ấn tượng và phù hợp với lứa tuổi của các em. Để biết thiết kế bếp ăn trường mầm non cho hợp lý nhất, thì hãy xem bài viết dưới đây do dịch vụ thi công lắp đặt Trần Gia Phát trình bày nhé.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Thiết kê bếp ăn trường mầm non](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/bep-an-truong-mam-non.jpg)
Thiết kê bếp ăn trường mầm non
Mục lục
Mục đích của thiết kế bếp ăn trường mầm non là gì
– Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
– Không để tình trạng lây nhiễm chéo xảy ra dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Lây nhiễm chéo là hiện tượng lây nhiễm vi khuẩn hay các chất bẩn từ thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín, từ khâu vệ sinh qua khâu chế biến.
An toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà bếp trường mầm non luôn đòi hỏi phải được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức về vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức coi trọng và quan tâm thường xuyên. Nhất là trong thời buổi hiện tại, khi mà các gia đình có con em đi học hầu hết đều có nhu cầu ăn bán trú thì trách nhiệm của nhà trường đối với sức khỏe của các bé lại càng trở nên cao cả hơn. Một bếp ăn vừa sạch sẽ, hợp vệ sinh lại vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ sẽ góp phần mang đến sự thành công cho trường mầm non, tạo dựng niềm tin tuyệt đối cho các bậc cha mẹ.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Bếp ăn trường mầm non](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/bep-an-mam-non.jpg)
Bếp ăn trường mầm non
Thiết kế bếp ăn trường mầm non đảm bảo an toàn
Khu tiếp nhận nguyên liệu
– Các thực phẩm tươi sống, chưa được chế biến sẽ được nhập về và qua khu vực này đầu tiên. Nên bạn cần phải đảm bảo được rằng đây là khu vực riêng và chỉ có sự xuất hiện của bộ phận kiểm đếm thực phẩm tiếp nhận. Thiết bị ở khu vực này thường xuyên sử dụng nhiều nhất là tủ lạnh công nghiệp , tủ mát…
– Các thiết bị ở khu vực này cần phải được tính toán, cân nhắc và thiết kế bếp ăn trường mầm non theo từng chuẩn riêng phù hợp với mục đích sử dụng của ngôi trường đó
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Khu tiếp nhận nguyên liệu](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/trang-tri-bep-an-truong-mam-non.jpg)
Khu tiếp nhận nguyên liệu
Khu vực sơ chế sống
– Sau khi hoàn thành việc kiểm đếm thực phẩm thì thực phẩm mới được nhập. Nhân viên bếp sẽ mang thực phẩm này đi sơ chế sống. Và đây cũng là khu vực riêng trong tổng thể khu bếp công nghiệp theo một quy trình khép kín.
– Khu vực này cần phải được thiết kế riêng với những yêu cầu về mặt kiến trúc cũng như các yêu cầu về hệ thống bếp công nghiệp inox, vật dụng theo một tiêu chuẩn nhất định nhưng cùng chung một mục đích đó chính là đáp ứng đúng và đủ công năng sử dụng cho nhân viên.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Khu vực sơ chế sống](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/bep-an-mot-chieu-truong-mam-non.jpg)
Khu vực sơ chế sống
Khu nấu nướng
– Khu vực này cần phải sử dụng các thiết bị phù hợp với mục đích nấu nướng, làm chín thực phẩm như bếp hầm, bếp chiên, bếp công nghiệp, bếp nấu, tủ cơm công nghiệp,….
– Và để việc nấu nướng không làm ảnh hưởng tới các đầu bếp cũng như nhân viên bếp thì trong khu vực này cần phải được trang bị có hệ thống hút mùi, hệ thống xử lý không khí.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Khu nấu nướng](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/tieu-chuan-nha-bep-truong-mam-non.jpg)
Khu nấu nướng
Khu ra đồ
Đồ ăn được nấu hoàn tất sẽ được chuyển sang khu ra đồ. Khu vực này chỉ chứa đồ chín và không được để xuất hiện bất kỳ thực phẩm nào chưa qua xử lý để tránh tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm và lây nhiễm mầm bệnh
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Bản vẽ nhà bếp trường mầm non](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/so-do-bep-an-mot-chieu-truong-mam-non.jpg)
Bản vẽ nhà bếp trường mầm non
Cách để trang trí một bếp ăn trường mầm non ưng ý
Thêm màu sắc để trang trí cho nhà bếp
Các bạn thường thấy trường mầm non thường sử dụng nhiều hình ảnh đáng yêu, ngộ nghĩnh cùng với màu sắc tươi sáng. Bạn chỉ cần một bức tranh dưới biển hoặc trên rừng là đã có thể khiến cả căn phòng trở nên rực rỡ, đầy sinh động. Và đây là một trong những cách trang trí gian bếp vô cùng thông minh.
Nếu như bạn sử dụng một vài điểm nhấn về màu sắc thì sẽ giúp cho gian bếp của trường trở nên tươi mới, sinh động. Điều này sẽ giúp tất cả các bậc phụ huynh cảm thấy hài lòng.
Nhưng bạn cũng cần phải sử dụng chất liệu vẽ tốt bởi nếu bạn sử dụng sản phẩm không tốt thì sẽ gây phản tác dụng. Không chỉ có vậy, chất liệu tốt còn giúp bạn dễ dàng làm vệ sinh và tránh được hiện tượng bong tróc.
Để đảm bảo an toàn, không bị ám mùi khói bụi thì gian bếp của bạn cũng cần phải sử dụng hệ thống hút mùi, xử lý khói.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Bếp ăn trong trường mầm non](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/bep-an-trong-truong-mam-non.jpg)
Bếp ăn trong trường mầm non
Thay đổi hình thức khẩu hiệu ở nhà bếp
Đối với nhà bếp ở trường mầm non thì bạn có thể sử dụng những họa tiết ngộ nghĩnh, đáng yêu thay cho những thông số, khẩu hiệu, chỉ dẫn nhàm chán. Không chỉ có vậy, nó còn giúp cho nhà bếp của trường thêm đáng yêu.
Dán tháp dinh dưỡng
Tháp dinh dưỡng vừa có tác dụng để trang trí lại vừa là biểu đồ giúp mọi người dễ dàng quan sát. Bạn có thể lựa chọn những hình ảnh tháp dinh dưỡng sinh động thay cho những tháp dinh dưỡng cứng nhắc, đơn giản.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Tiêu chuẩn nhà bếp trường mầm non](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/tieu-chuan-bep-an-truong-mam-non.jpg)
Trang trí bếp ăn trường mầm non
Dán bảng tên cho khu vực suất ăn ở mỗi lớp học
Mỗi lớp học sẽ có khu vực, suất ăn riêng nên bạn cần phải dán bảng tên cho từng khu vực đó. Và ở trường học hiện nay sẽ thường kích thích sự tự giác của các bé bằng việc khuyến khích các bé tự đi lấy đồ ăn ở dưới nhà bếp.
Nếu như bạn dán một hình decal đáng yêu như vậy lên trước xe đẩy của từng lớp thì chắc chắn sẽ khiến các bé hứng thú hơn khi đi lấy đồ ăn. Đây chắc chắn sẽ là một cách để kích thích tình yêu lao động của các bé giúp các bé yêu lao động hơn.
Dán bảng thông báo hướng dẫn
Trẻ thường thích tự giác hơn là phải làm theo ý người lớn nên thay vì nhắc các bé rửa tay trước khi ăn thì bạn chỉ cần dán bảng như vậy trước chậu rửa chắc chắn sẽ khiến các bé háo hức làm theo.
Nhờ điều này mà các cô sẽ không phải đi nhắc nhở từng bé đi rửa tay trước khi ăn. Và đây là một trong những kiểu trang trí gian bếp vô cùng hiệu quả và thông minh.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Bếp trường mầm non](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/bep-truong-mam-non.jpg)
Bếp trường mầm non
Lưu ý khi thiết kế và trang trí bếp ăn trường mầm non
Nguyên tắc thiết kế
Bếp ăn trường mầm non thường sử dụng mô hình bếp ăn một chiều với mục đích đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để hạn chế các trường hợp lây chéo vi khuẩn, chất bẩn trong quá trình chế biến, sử dụng thức ăn.
Đây là hình thức phân chia bếp ăn thành từng khu vực riêng biệt và được thiết kế bếp ăn trường mầm non theo nguyên tắc:
– Kho: lưu trữ thực phẩm tươi sống và được đặt cách xa nơi chế biến thức ăn.
– Khu sơ chế: tiến hành sơ chế thực phẩm trước khi mang đi chế biến ở khu nấu nướng và đảm bảo đầy đủ các dụng cụ nhà bếp.
– Khu nấu nướng: thực phẩm sẽ được nấu nướng tại đây. Khu vực này phải đảm bảo đầy đủ các vật dụng như bếp, chảo, xoong, nồi, gia vị,….
– Khu trưng bày: phải được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa những nguyên liệu thô, các nguyên liệu sống, các phần ăn phải được đậy kín nắp trước khi mang cho trẻ.
– Khu vệ sinh: sau khi trẻ ăn xong, các khay đựng phải được đưa vào khu vực vệ sinh.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Nguyên tắc thiết kế bếp ăn mầm non](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/tieu-chuan-thiet-ke-bep-truong-mam-non.jpg)
Nguyên tắc thiết kế bếp ăn mầm non
Quy trình hoạt động
Bếp ăn một chiều trường mầm non sẽ hoạt động theo một quy trình như sau:
– Thực phẩm được lưu trữ vào các tủ lạnh bảo quản, giá ở kho.
– Trước khi nấu, thực phẩm được lấy ra sơ chế ở khu sơ chế.
– Sau khi sơ chế, thực phẩm được trữ vào các bàn lạnh ở khu nấu để chuẩn bị nấu hoặc lưu trữ ở khu lạnh.
– Các món nguội như rau, salad được chế biến ở khu bếp nguội.
– Thực phẩm nấu xong sẽ được bày biện và sẵn sàng bưng ra cho khách ở khu trưng bày.
– Món ăn sau khi phục vụ sẽ được đưa vào khu rửa.
Yêu cầu
Bếp ăn trường mầm non phải đảm bảo những yêu cầu như:
– Bếp ăn cần phải sạch sẽ, thông thoáng, hợp vệ sinh.
– Đồ ăn thức uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được chế biến chín, sôi, tránh xa các nguồn ô nhiễm và dịch bệnh.
– Nguồn nước rửa sạch sẽ, được tiệt trùng.
– Phân chia thực phẩm sống và thực phẩm chín.
– Cần có tủ lạnh để bảo quản thức ăn, tránh ruồi muỗi.
– Dụng cụ ăn uống, nấu nướng cần vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng xong, đảm bảo các bé được ăn uống lành mạnh và an toàn.
Những tiêu chuẩn bếp ăn trường mầm non cần có
Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất và quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Chính bởi lẽ đó việc cung cấp những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn này cần đặc biệt chú ý. Bên cạnh những bữa ăn tại gia đình thì 90% hiện nay trẻ học mầm non đều ăn bán trú tại trường học. Chính bởi vậy, những tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp ở trường mầm non luôn cần phải đáp ứng đầy đủ nhất những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong thiết kế bếp ăn mầm non cũng như tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.
Quy định về an toàn cháy nổ: Tất cả những dụng cụ và thiết bị nhà bếp cần thường xuyên kiểm tra về chất lượng, trong mỗi nhà bếp phải được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy như bình xịt cứu hỏa. Khi có cháy nổ xảy ra cần ngắt các hệ thống điện, bình gas và báo ngay cho ban giám hiệu nhà trường để xử lý.
![[BẬT MÍ] Cách thiết kế bếp ăn trường mầm non từ A-Z Những tiêu chuẩn bếp ăn trường mầm](https://trangiaphat.com/wp-content/uploads/2021/06/bep-an-tap-the-truong-mam-non.jpg)
Những tiêu chuẩn bếp ăn trường mầm
Tham khảo thêm:
Những loại kệ inox cao cấp CHẤT LƯỢNG chính hãng.
Bàn bếp inox CHÍNH HÃNG bền bỉ nhất TPHCM.
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: Hiện nay nhiều trường mầm non áp dụng kiểu nhà bếp một chiều. Có nghĩa là tất cả các hoạt động trong nhà bếp đều phải diễn ra theo nguyên tắc hoạt động nhất định. Các khu vực sẽ được phân chia cụ thể và phải được thực hiện theo đúng quy trình đề ra là từ khu vực kho chứa, đến khu vực sơ chế, khu vực nấu và chế biến thực phẩm, khu vực phân chia suất ăn, cuối cùng là khu vực vệ sinh.
Tất cả nhà bếp trường mầm non phải đáp ứng được tiêu chuẩn của bộ y tế thì mới được công nhận đạt chuẩn và được phép hoạt động.
Các tin khác








DANH MỤC SẢN PHẨM
- Bếp công nghiệp
- Thiết bị bar - cafe
- Quầy bar inox
- Thiết bị bếp Âu
- Thiết bị lạnh
- Tủ sấy chén
- Tủ hâm nóng
- Tủ hấp cơm công nghiệp
- Bếp Teppanyaki
- Thùng đá inox
- Lò quay vịt inox
- Máy làm đá viên
- Máy rửa chén công nghiệp
- Thiết bị hấp nướng
- Hút khói công nghiệp
- Hút Khói Tại Bàn
- Hệ thống gas công nghiệp
- Hộp lọc mỡ (Bẫy mỡ)
- Mương vỉ thoát sàn inox
- Xe đẩy inox
- Kho đông kho lạnh
- Chậu rửa công nghiệp
- Bàn inox công nghiệp
- Tủ inox
- Kệ inox công nghiệp
- Máy rửa chén siêu âm