Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng nhỏ đảm bảo AN TOÀN

Bếp nhà hàng nhỏ đủ tiêu chuẩn chính là linh hồn xương sống của một nhà hàng. Vì thế khi kinh doanh nhà hàng bạn cần lưu ý các tiêu chuẩn của căn bếp nhé. Sau đây hãy cùng công ty Trần Gia Phát tìm hiểu những tiêu chuẩn ấy là gì nhé!

Bếp nhà hàng nhỏ và những tiêu chuẩn thiết kế chuẩn
Bếp nhà hàng nhỏ và những tiêu chuẩn thiết kế chuẩn

1. Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Không gian bếp nhà hàng nhỏ cần phải được thiết kế dựa trên bản vẽ và diện tích thực có của bếp, thiết kế bếp nhà hàng theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm mang lại hiệu quả tối ưu, đảm bảo an toàn đối với nhân viên và khách hàng. Các tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp trong nhà hàng gồm các yếu tố sau:

1.1 Bố trí và sắp xếp thiết bị trong khu vực bếp hợp lý

Việc bố trí, sắp xếp mô hình bếp nhà hàng hợp lý là vô cùng quan trọng, đây là yếu tố tạo nên dây chuyền (line bếp)có sự liền mạch, tạo sự thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho quá trình chế biến những món ăn nhanh nhất có thể và cũng như phục vụ món ăn nhanh chóng cho tiệc. Đối với bếp công nghiệp nhà hàng nhỏ sẽ có không gian tương đối hạn chế nên phải tận dụng tối đa không gian một cách khoa học và hợp lý logic.

Thông thường, các khu vực bếp sẽ sắp xếp theo quy trình thực hiện của đầu bếp từ trái qua phải bắt đầu với khu rửa nguyên liệu, tiếp đến là khu sơ chế nguyên liệu cạnh bên phải, liền kề đó là khu để các nguyên liệu, khu gia vị và cuối cùng là khu bếp chính, nơi đầu bếp thực hiện chế biến món ăn.

Bố trí, sắp xếp thiết bị trong khu vực bếp hợp lý
Bố trí, sắp xếp thiết bị trong khu vực bếp hợp lý

1.2 Lập sơ đồ hệ thống điện nước chi tiết

Khu vực bếp thường là khu sử dụng điện, nước nhiều nhất trong nhà hàng, bên cạnh sơ đồ bếp nhà hàng việc lập sơ đồ hệ thống điện nước chi tiết, để đảm bảo tính thuận tiện và an toàn cho khu vực bếp vô cùng cần thiết.

Với những kỹ thuật hiện đại, việc lập sơ đồ và lắp đặt hệ thống điện nước không còn quá khó khăn. Để đảm bảo an toàn và mang lại yếu tố thẩm mỹ, hệ thống điện nước âm tường đang là một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay.

1.3 Sơ đồ hệ thống gas khu vực bếp quán ăn nhỏ.

Đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ luôn là ưu tiên hàng đầu của những căn bếp, nên cần chú ý và hết sức cẩn thận trong việc bố trí – lắp đặt sơ đồ hệ thống gas khu vực bếp quán ăn nhỏ.

Phải đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn của bếp ăn công nghiệp trong quá trình bố trí và lắp đặt hệ thống gas. Ngoài ra, để tránh những sự cố không mong muốn cần phân công nhân viên kiểm tra hệ thống gas định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng.

1.4 Dụng cụ bếp cần thiết

Cũng như việc bố trí và sắp xếp khu bếp, thì việc mua những dụng cụ bếp cần thiết vừa và đủ cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của căn bếp nhỏ.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bài trí và sắp xếp dụng cụ bếp bạn có thể bỏ thêm một ít chi phí để nhờ các chuyên gia thiết kế tư vấn. Việc này sẽ góp một phần rất lớn vào sự vận hành của căn bếp nhà hàng nhỏ.

Dụng cụ bếp cần thiết với nhà hàng nhỏ
Dụng cụ bếp cần thiết với nhà hàng nhỏ

2. Tiêu chí cần đảm bảo khi thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ

Một căn bếp nhỏ cần đảm bảo những tiêu chí về thiết kế như không gian, ánh sáng,…để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.

2.1 Sạch sẽ, thông thoáng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Đối với món ăn thì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một trong những yếu tố hình thành nên sự an toàn đó chính là không gian khu bếp nhà hàng phải luôn đảm bảo được giữ sạch sẽ và thông thoáng, không ẩm thấp, mất vệ sinh tạo cơ hội cho những vi khuẩn hình thành.

2.2 Đảm bảo hiệu quả năng lượng, công năng sử dụng

Một căn bếp đạt tiêu chuẩn cần phải đảm bảo hiệu quả về năng lượng, công năng sử dụng. Thiết kế bếp cho quán ăn nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của căn bếp nên cần được cân nhắc và lập kế hoạch một cách chi tiết để giảm chi phí năng lượng cho căn bếp nhà hàng nhỏ của bạn.

2.3 Thuận lợi di chuyển cho nhân viên bếp

Thiết kế khoa học và hợp lý nhằm tạo sự thuận tiện cho quá trình di chuyển của nhân viên bếp trong quá trình làm việc, nhằm tránh những va chạm không đáng có và mang lại hiệu quả về thời gian một cách tốt nhất.

2.4 Đảm bảo ánh sáng tự nhiên

Do nhân viên bếp và làm việc với môi trường thường xuyên tiếp xúc với dao kéo, nhiệt độ và luôn phải đảm bảo màu sắc của món ăn, nên ánh sáng là yếu tố rất quan trọng của không gian bếp nhà hàng ảnh hưởng đến chất lượng món ăn, đặc biệt là nguồn ánh sáng tự nhiên.

Nên trong quá trình thiết kế cần tận dụng tối ưu lượng ánh sáng tự nhiên và đảm bảo nguồn sáng đủ, phù hợp. Với đặc thù của không gian nhà bếp, nguồn sáng phù hợp nhất là ánh sáng trắng để đảm bảo nhân viên không nhìn nhận sai về màu sắc của nguyên liệu và món ăn.

Tiêu chí không gian bếp
Không gian bếp phải thoáng sạch, đầy đủ dụng cụ và thuận lợi di chuyển

2.5 Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng

Với cường độ làm việc cao và liên tục, nên không thể thường xuyên bị gián đoạn bởi những yếu tố như bảo trì, bảo dưỡng. Vì vậy không gian bếp nhà hàng cũng cần được thiết kế sao cho dễ dàng và thuận tiện để bảo trì hoặc thay mới mà không bị ảnh hưởng đến kết cấu chung của bếp.

2.6 Đảm bảo đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị

Bếp nấu nhà hàng phải luôn đảm bảo đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để không làm ảnh hưởng đến quá trình tạo nên món ăn, đảm bảo về mặt thời gian cũng như chất lượng món ăn luôn được thực hiện tốt nhất.

3. Các khu vực cần lưu ý trong quầy nhà bếp quán ăn nhỏ

Mỗi khu vực đều có nhiệm vụ và yêu cầu riêng, nên trong quá trình thiết kế cũng cần lưu ý những đối với những khu vực sau.

Khu bảo quản thực phẩm: Cần phải tính toán và thiết kế khu bảo quản thực phẩm cho bếp một cách hợp lý, việc này giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi luôn phải dự trữ thực phẩm cần cho nhà bếp có thể sử dụng trong ngày.

Khu sơ chế nguyên liệu: Khu sơ chế nguyên liệu nếu được trang bị các thiết bị cần thiết sẽ giúp thời gian sơ chế nguyên liệu được nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm. Để đảm bảo thuận tiện và nhanh chóng, khu vực sơ chế thường được đặt gần khu nấu ăn. Những trang thiết bị cơ bản cần thiết cho khu sơ chế nguyên liệu như:

  • Bồn rửa rau 2 học.
  • Bồn rửa thịt.
  • Bồn rửa hải sản.
  • Bàn inox thao tác để nguyên liệu khi sơ chế.
  • Bàn để nguyên liệu thành phẩm sau khi sơ chế xong.
Khu vực sơ chế thực phẩm
Khu vực sơ chế thực phẩm

Khu ra thức ăn: Đây là khu vực để làm nóng thức ăn một cách nhanh chóng trước khi được mang ra phục vụ tại bàn nếu cần thiết. Khu vực này cần trang bị những thiết bị cơ bản như:

Lò nướng công nghiệp, lò vi sóng để làm nóng thức ăn.

– Các dụng cụ hỗ trợ như tủ, bàn, các loại kệ inox sức chứa lớn nhà hàng quán ăn,.. để đặt các món ăn được chuẩn bị từ phòng lạnh và khu bếp nấu.

Diện tích cho các món ăn nguội: Đây là khu vực để chuẩn bị những món ăn mà không cần phải qua quá trình nấu như salad, món thịt nguội,…Nên được đặt ở vị trí cách xa khu vực làm việc để có thể luôn duy trì nhiệt độ thích hợp 18 độ C, nằm tách biệt với khu thực phẩm sống nhằm đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng hương vị của nhau. Ở khu vực này nên được trang bị thiết bị bàn lạnh salad, bàn soạn thức ăn inox, chậu rửa nhỏ.

Khu rửa chén và dụng cụ làm bếp: Khu vực rửa chén cần được thiết kế và bố trí hợp lý, trang bị những dụng cụ cần thiết để giúp nhân viên trong quá trình vận chuyển chén, dĩa đã qua sử dụng vào khu rửa chén một cách thuận lợi, nhanh chóng và tránh những thiệt hại không đáng có.

– Cần đặt khu rửa chén nên nằm tách biệt với khu vực sơ chế, chế biến và ra thức ăn, để thuận tiện cho việc di chuyển và không ảnh hưởng đến quá trình tạo nên món ăn.

– Những trang thiết bị cần thiết cho khu vực này như: chậu rửa chén công nghiệp, kệ sắt sử dụng cất giữ chén dĩa,.. có thể trang bị thêm máy rửa chén để giúp tiết kiệm về mặt thời gian.

4. Mẫu bếp quán ăn nhỏ thiết kế đúng tiêu chuẩn

Hầu hết những căn bếp ở các nhà hàng tại Việt Nam thường có diện tích tương đối nhỏ, nên những thiết kế cho căn bếp nhà hàng nhỏ theo theo dây chuyền sản xuất được cho là phù hợp và thu hút sự quan tâm rất lớn.

Đây là mẫu thiết kế nhằm tối ưu hóa diện tích không gian phòng bếp bếp nhỏ, tiết kiệm thời gian. Các khu vực bếp sẽ được sắp xếp theo dây chuyền thực hiện món ăn lần lượt từ khu sơ chế, khu chế biến, cuối cùng là khu ra món ăn. Mẫu này được sử dụng nhiều trong thiết kế bếp quán nhậu hay thiết kế quán ăn nhỏ, là những quán tương đối đặc trưng ở đường phố Việt Nam.

Tuy nhiên, mẫu thiết kế này chỉ phát huy tối đa hiệu quả đối trường hợp nhà hàng phục vụ cùng lúc một lượng lớn khách hàng nhưng không đa dạng món ăn. Vì nếu cùng lúc thực hiện nhiều món khác nhau, đây sẽ là một trở ngại tương đối lớn đối với mẫu bếp này.

Mẫu bếp nhà hàng nhỏ đúng tiêu chuẩn và thẩm mỹ
Mẫu bếp nhà hàng nhỏ đúng tiêu chuẩn và thẩm mỹ

Sau khi tìm hiểu về bếp nhà hàng nhỏ cần những tiêu chí gì thì hẳn bạn đã có những hình dung riêng cho mình. Như vậy, tiếp theo sẽ rất cần thiết cho bạn về những trang thiết bị để bếp nhà hàng hoạt động hiệu quả mà Trần Gia Phát đã chia sẻ ở đây nhé !

Xem thêm: 

Những loại máy rửa chén nhà hàng XỊN XÒ cho nhà hàng, khách sạn.

Máy làm đá viên công nghiệp HIỆN ĐẠI cho các chủ nhà hàng. 

5. Đơn vị thi công, thiết kế bếp nhỏ nhà hàng uy tín

Để đảm bảo căn bếp được thiết kế một cách hợp lý và khoa học, tốt nhất bạn nên cần đến một đơn vị thi công, thiết kế bếp nhỏ uy tín và chất lượng. 

Hiện nay, dịch vụ cung cấp thiết bị công nghiệp Trần Gia Phát là một trong những công ty thiết kế không gian bếp công nghiệp inox hàng đầu Việt Nam có quy mô từ nhỏ đến lớn, với đội ngũ nhân viên thiết kế, kỹ sư chuyên nghiệp có kinh nghiệm thi công rất nhiều bếp nhà hàng thành công và đạt tiêu chuẩn.

Trên đây là những tiêu chuẩn và điều cần lưu ý trước khi chuẩn bị thiết kế cho khu bếp nhà hàng nhỏ của bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn và thiết kế căn bếp của mình một cách tối ưu nhất nhé!

Chưa có bình luận nào !!!