Kinh nghiệm mở quán cà phê CHI TIẾT giúp bạn thành công

Xu hướng kinh doanh mở quán cafe đang được rất nhiều người ưa chuộng. Đến quán cà phê để học tập, làm việc, trò chuyện là nhu cầu không thể thiếu ở mỗi người trong bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, đây được xem là một hình thức kinh doanh được nhiều người xem là dễ thực hiện và dễ thành công. Vậy để mở 1 quán cà phê cần những gì? Hãy cùng công ty Trần Gia Phát  tham khảo nhé!

Kinh nghệm mở quán cà phê
Kinh nghệm mở quán cà phê

1. Chuẩn bị lập kế hoạch mở quán cà phê

1.1. Liệt kê và chọn ý tưởng cho quán cà phê

Lên ý tưởng để mở quán cà phê là bước cơ bản không thể thiếu. Mô hình quán cà phê cần phù hợp với số vốn của chủ quán bỏ ra và tệp khách hàng mục tiêu. Công đoạn này sẽ giúp bạn xác định được quy mô, phong cách cũng như menu cho quán. Có 3 loại hình chủ yếu của quán cà phê bạn có thể lưu ý đến:

– Mô hình take away: Ý tưởng này nổi tiếng ở nước ngoài và đang phát triển ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mô hình này được đa số học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng ưa chuộng vì tính tiện lợi. Chi phí mở quán cafe take away cũng rất thấp, vì không tốn quá nhiều tiền mặt bằng, nhân lực. Bạn có thể biết đến mô hình này qua những tên như Milano.

– Mô hình quán cafe truyền thống: Thông thường, mô hình này chủ yếu hướng đến khách hàng ở lứa tuổi trung niên, người đi là. Đây là phân khúc khách hàng có xu hướng ngồi tại quán để thưởng thức đồ uống và trò chuyện hay bàn công việc.

– Mô hình quán nhượng quyền thương hiệu: Bạn có thể thấy mô hình này qua những thương hiệu quen thuộc như Viva Star Coffee hay Trung Nguyên Coffee. Hình thức kinh doanh này không còn xa lạ tại Việt Nam. Xây dựng một thương hiệu mới để nổi tiếng trên thị trường rất khó khăn. Đồng thời, bạn có thể thừa hưởng kinh nghiệm cũng như công nghệ pha chế có sẵn đối với hình thức này. Vì vậy, nhiều chủ quán sử dụng mô hình để tiết kiệm thời gian và công sức.

1.2 Xác định mô hình mở quán cà phê

1.2.1 Mô hình quán cafe nhỏ đẹp giá tốt

mô hình mở quán cà phê nhỏ đẹp
Mô hình mở quán cà phê nhỏ đẹp

Quán cafe nhỏ đẹp thường có đối tượng là học sinh, sinh viên và người đi làm đến để làm việc. Hiện nay có rất nhiều ý tưởng dành cho việc thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá tốt mà bạn có lên lên mô hình mở quán. Đó có thể là ý tưởng mẫu quán cafe đẹp cho thú cưng, quán cafe mở đêm để phục vụ học sinh, sinh viên, mở quán cafe sách…

1.2.2 Quán cafe sân vườn nhỏ 

Mô hình quán cà phê sân vườn tạo ra một không gian thoải mái, thư giãn. Vì vậy, nơi đây được đông đảo khách hàng lựa chọn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Một quán cà phê sân vườn không cần quá nhiều diện tích, bạn có thể mở quán cafe sân vườn nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách thiết kế quán cafe sân vườn diện tích nhỏ để tạo ra một không gian độc đáo. Bạn nên lưu ý cách trang trí sao cho thật thoáng đãng, nhiều cây xanh để tạo sự dễ chịu cho khách.

1.2.3 Hình thức quán cafe cóc

Theo kinh nghiệm của những người mở quán cà phê, đây là mô hình đơn giản nhất. Mô hình quán cà phê cóc xuất hiện rất nhiều trên các vỉa hè ở các thành phố lớn. Thiết kế quán cafe cóc mộc mạc, không cần chiếm quá nhiều diện tích mặt bằng. Đối tượng đến cà phê cóc rất đa dạng, không phân biệt tuổi tác, tầng lớp. Đặc biệt, nếu ở Sài Gòn, đây là mô hình mang đậm nét đặc trưng của người dân nơi đây.

1.2.4 Cà phê ngoài trời 

Quán cà phê ngoài trời
Quán cà phê ngoài trời

Mô hình quán cafe ngoài trời cũng khá quen thuộc với nhiều người. Quán cafe ngoài trời thường có tệp khách hàng là các gia đình, đến quán vào cuối tuần để nghỉ ngơi, ăn sáng và cho con cái chơi đùa. Khi thiết kế quán cà phê ngoài trời, bạn cần lưu ý lắp đặt thêm các thiết bị quạt để tránh thời tiết quá nóng làm ảnh hưởng đến khách. Đồng thời, bạn có thể kết hợp thêm các khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em.

1.2.5 Mô hình quán cà phê bình dân

Quán cà phê bình dân thường đặt ở lề đường, người qua lại đông đúc. Mô hình quán cafe bình dân có tệp khách hàng chủ yếu là người lao động chân tay. Mọi người đến đây chủ yếu là để giải khát, đến nhanh, đi nhanh.

2. Việc mở quán cafe cần phải chuẩn bị những gì?

Việc mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì
Việc mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì

2.1 Kinh phí mở quán cà phê

Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn luôn được mọi người quan tâm và tính toán đầu tiên khi chuẩn bị kinh doanh. dự trù kinh phí mở quán cafe sẽ giúp bạn tối ưu và quản lý tốt các khoản chi tiêu. Tùy vào mô hình quán cafe mà có những loại chi phí khác nhau. Bạn nên lưu ý những loại kinh phí sau đây để tránh lãng phí tiền và thời gian.

– Kinh phí thuê mặt bằng

– Chi phí pháp lý

– Trang trí, thiết kế 

– Tuyển dụng nhân viên

– Nguyên liệu pha chế đồ uống và dụng cụ dùng pha chế cà phê

– Chi phí Marketing cho quán

2.2 Địa điểm mở quán

Lựa chọn vị trí để mở quán cafe cũng quyết định rất nhiều đến tỷ lệ thành công của bạn. Bạn nên lựa chọn những địa điểm đông người qua lại, có nhiều người đến uống cafe. Sau đó, bạn tạo ra những nét đặc trưng và nâng cao chất lượng để thắng những đối thủ khác.

2.3 Dự trù chi phí phát sinh

Dự trù chi phí phát sinh khi mở quán cà phê
Dự trù chi phí phát sinh khi mở quán cà phê

Đến khi bắt tay vào làm mới xuất hiện những vấn đề bạn khó lường trước được. Ví dụ như nhân viên thiếu kinh nghiệm làm hỏng dụng cụ, chủ cho thuê mặt bằng đòi chi phí cao, đồ uống chưa được ngon… Rất nhiều vấn đề cần bạn giải quyết để nâng cao chất lượng quán. Vì vậy, bạn cần dự trù một khoản phát sinh cho những rủi ro có thể gặp phải.

2.4 Đăng ký kinh doanh

Mở quán cafe tại nhà có cần giấy phép kinh doanh cũng là câu hỏi của rất nhiều người. Tương tự như những việc kinh doanh khác, bạn cần phải đảm bảo đủ các giấy tờ theo quy định Pháp luật. Vậy mở quán cafe cần những thủ tục và giấy tờ gì? Tùy theo mô hình, những giấy tờ cơ bản của bạn phải đảm bảo bao gồm: Giấy phép kinh doanh đúng lĩnh vực dịch vụ, quán cà phê, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế theo quy định nhà nước: thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân…

2.5 Thiết kế không gian quán cà phê

thiết kế quán cà phê
Thiết kế quán cà phê

Tùy thuộc vào concept, phong cách và tệp khách hàng, bạn cần có bản thiết kế không gian phù hợp cho quán cà phê của mình chẳng hạn như quán cà phê sân vườn thì bạn cần bản vẽ thiết kế quán cà phê sân vườn hoặc quán theo concept riêng. Chẳng ai muốn đến một quán cafe đơn điệu cả. Bạn cần lưu ý đến tông màu chủ đạo, ánh sáng, đồ nội thất…Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể thuê các dịch vụ để thiết kế cho không gian quán.

2.6 Chuẩn bị menu đồ uống tại quán

Menu đồ uống quyết định rất nhiều đến sự thành công của quán. Menu đồ uống cần phải có những món mang nét đặc trưng để tạo ra dấu ấn riêng của quán. Điều đó sẽ giúp bạn  Thực đơn đồ uống có thể phân loại theo các list như sau:

– Cà phê truyền thống

– Cà phê theo “trend” kết hợp với những nguyên liệu khác như cà phê sữa dừa, cà phê trứng…

– Cà phê theo phong cách Ý: Espresso, Latte, Cappuccino.

– Nước ép, sinh tố, hoa quả, sữa chua, những món nước tốt cho sức khỏe

– Các loại trà, hồng trà, trà sữa, trà trái cây

– Các món bánh ngọt, ăn vặt…

2.7. Chuẩn bị trang thiết bị cafe cần thiết

Các trang thiết bị tùy thuộc vào mô hình quán cà phê của bạn. Bạn cần lên những dụng cụ, vật dụng đặc trưng. Những ly, tách độc đáo cũng là một cách để thu hút khác. Một số trang thiết bị không thể thiếu đó là: quầy bar inox, tủ lạnh, máy xay và máy pha cà phê, dàn âm thanh, wifi…

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc một số máy giúp công việc pha chế trở nên thuận tiện hơn như: Máy làm đá viên SCOTMAN NU 300 AS giúp sản xuất đá viên để uống vừa đảm bảo sạch vừa tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, bạn cần bổ sung thêm các loại kệ tủ, nơi rửa ly tách như:Tủ inox có chậu rửa đôi để thuận tiện trong việc vệ sinh và lưu trữ dụng cụ…

3. Một vài thắc mắc khi mở quán cà phê

3.1 Cần kiến thức cơ bản cà phê

Bạn cần phải có sự am hiểu về cà phê, hiểu về các loại cà phê khác nhau. Ngoài ra, bạn cần biết về cà phê sạch, nguyên chất và có khả năng đánh giá chất lượng cà phê. Từ đó, bạn mới dễ dàng tìm những nguồn cà phê phù hợp, chất lượng và không bị lừa. Đồng thời, một người chủ am hiểu về cà phê cũng tạo được sự uy tín của quán.

3.2 Công thức pha chế cà phê

Công thức pha chế cà phê
Công thức pha chế cà phê

Cùng là cà phê nhưng công thức khác nhau sẽ cho ra hương vị khác nhau. Bạn cần học cách pha chế để có thể hướng dẫn, kiểm soát tiến độ và chất lượng của nhân viên. Đồng thời, một công thức pha chế độc quyền để tạo nên dấu ấn của quán cũng sẽ khiến khách tò mò và đến nhiều hơn.

3.3 Tìm hiểu về các dụng cụ pha chế

Dụng cụ pha chế tưởng chừng như không quan trọng mà lại quan trọng không tưởng. Bạn cần cân nhắc đến những dụng cụ tiết kiệm thời gian, công sức để có thể phục vụ nhanh trong những lúc quán đông. Đồng thời, dụng cụ cần đảm bảo độ bền, dễ vệ sinh để tiết kiệm chi phí mua đi mua lại. 

3.4 Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn?

Tùy thuộc vào mô hình bạn lựa chọn mà có thể có số vốn khác nhau:

+ Với những quán cà phê cóc, bạn chỉ cần dưới 100 triệu đồng vì không cần đầu tư quá nhiều vào chi phí thiết kế, trang trí và mặt bằng…

+Đối với những quán cà phê lớn hơn như sân vườn, cà phê sách, bạn cần chi phí mở quán cafe từ khoảng 300 triệu trở lên.

+Đối với mô hình cà phê takeaway, bạn không tốn chi phí mặt bằng. Nhưng bạn cần đầu tư nhiều ở khâu pha chế cũng như thiết kế bắt mắt hoặc xuất hiện ở nhiều nơi để thu hút, chi phí khoảng tầm 250 đến 300 triệu đồng.

Hy vọng với bài viết trên Trần Gia Phát sẽ giúp bạn có khởi đầu suông sẻ trong việc mở quán cà phê. Nếu bạn cần những thiết bị cho quán cà phê như thiết bị bar cafe cho cửa hàng của bạn thì hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi nhé!

Chưa có bình luận nào !!!