Thiết kế bếp ăn công nghiệp từ A-Z cho người mới bắt đầu

Bếp ăn công nghiệp thường được sử dụng nhiều trong nhà hàng, khách sạn với số lượng 30 người trở nên. Bếp bao gồm một số hệ thống các trang thiết bị bếp ăn công nghiệp như bếp âu, tủ nấu cơm, thiết bị inox, hệ thống hút khói được lắp ráp theo quy trình chuẩn, để áp dụng cho việc nấu ăn và chế biến món ăn với số lượng lớn để phục vụ cho thực khách. Để thuận tiện cho việc nấu nướng của các đầu bếp, thì thiết bị bếp ăn công nghiệp đúng tiêu chuẩn là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn chưa biết thiết kế bếp ăn công nghiệp thế nào thì hãy để Công ty Trần Gia Phát bật mí nhé.

Thiết bị bếp ăn công nghiệp
Thiết bị bếp ăn công nghiệp

Bếp ăn công nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng nhiều hiện nay, thực  chất những loại bếp này thường đảm nhận một chức năng giống những loại bếp thông thường. Tuy nhiên, loại bếp công nghiệp này thường dùng chế biến những món thức ăn với số lượng lớn, chứ không còn phải dùng trong gia đình nữa. Bếp ăn công nghiệp thường dùng trong nhà hàng, khách sạn và các khu công nghiệp lớn.

Bếp ăn công nghiệp
Bếp ăn công nghiệp

Quy trình thiết kế bếp ăn công nghiệp

Không gian trong khu bếp và bên ngoài

Chúng ta cần chú ý tới việc hằng ngày thực phẩm tươi được đưa vào bếp qua khu vực nào, đặt ở đâu để bố trí không gian bếp cho phù hợp. Phải đảm được được không gian đầy đủ để hàng hóa trước khi chúng được chờ cho vào nhà bếp.

Và cần đảm bảo việc giao thông của khu bếp và nơi cần được phục vụ phải thuận lợi, hay lối vào chén bát bẩn không nên chung lối với khu phục vụ…

Thiết kế bếp ăn hiện đại
Thiết kế bếp ăn hiện đại

Kho lưu trữ hàng hóa, thực phẩm

Với một kho hàng hóa chứa nhiều thực phẩm thì chúng ta đặt gần lối vào hàng để tránh việc đi quá xa, nếu cần thiết chúng ta phải đảm bảo được việc nhân viên giao hàng không nên vào khu bếp.

Khu soạn chia thực phẩm

Phần chính của khu rửa, soạn chia thực phẩm phải nằm giữa khu lưu trữ thực phẩm và nơi tiến hành nấu nhằm để đảm bảo việc giao thông thuận lợi trong nội bộ khu bếp, tránh việc đan chen lẫn nhau.

Những quy trình khác nhau nên được tách biệt, ví dụ như thịt và cá nên tách biệt nhau từ khâu chuẩn bị, nếu cần thiết chúng ta có thể tách biệt khu vực thực phẩm đông lạnh với các khu khác.

Với những khu bếp có không gian nhỏ thì quy trình tách biệt các loại thực phẩm khác nhau là không thể, nên đòi hỏi một chế độ quản lý nghiêm ngặt hơn để đảm bảo đúng các quy trình. Ngoài ra chúng ta còn phải xem xét đến các kho lưu trữ có đủ thực phẩm cho công đoạn chuẩn bị hay không. Chậu rửa có được cung cấp đầy đủ chưa, và nên tách biệt việc rửa nồi và rửa tay.

Bản vẽ thiết kế bếp ăn công nghiệp
Bản vẽ thiết kế bếp ăn công nghiệp

Khu nấu ăn

Khi lựa chọn các thiết bị chúng ta phải chú ý tới menu, từ đó ta có quyết định chính xác hơn. Và cũng nên quan tâm tới khả năng sử dụng của nhân viên phục vụ bếp.

Đảm bảo quy trình nấu phải phù hợp với phong cách phục vụ của nhà hàng, ví dụ như những bếp nấu nhanh như salamanders, chiên nhúng, chiên bề mặt, hay các bếp nấu cho ra 1 lần với lượng nhiều thức ăn…phải đặt gần nhất có thể với khu ra hàng.

Khu bảo quản thức ăn nấu xong

Khu bảo quản: thiết bị hâm nóng, tủ mát…nên đặt gần khu ra hàng. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo đúng tiêu chuẩn lưu trữ thức ăn.

Thiết kế bếp ăn
Thiết kế bếp ăn

Khu ra thực phẩm

Khu ra thực phẩm thường được ít chú trọng, nhất là các kiến trúc sư. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến việc ra hàng cho khu phục vụ thức ăn nhanh tránh bất lợi cho việc xếp hàng, luôn đảm bảo được kết nối giữa khu bảo quản thức ăn chờ phục vụ với khu ra hàng được thuận lợi.

Khu rửa vệ sinh thiết bị

Khu rửa chén, thực phẩm cũng cần một diện tích đủ để đảm bảo hoạt động thật tốt, nhưng trong thực tế người ta thương cắt giảm diện tích khu này để tăng diện tích phục vụ khách hàng. Nếu bạn là một nhà hàng cao cấp thì nên chú trọng tới vấn đề này vì khi khu rửa không hoạt động đúng công năng thì có thể bạn mất một lượng khách lớn.

Cần một không gian đủ để lưu trữ các sản phẩm thô, sạch đã được sơ chế và một không gian cho rác thải, và nên tách biệt 2 khu này để tránh việc nhiễm bẩn.

Thiết kế bếp công nghiệp tphcm
Thiết kế bếp công nghiệp TPHCM

Khu dành cho nhân viên

Tốt nhất là chúng ta nên có một khu dành cho nhân viên cho việc: để tư trang, thay đồ. Việc thiết kế bếp nhà hàng rất cần thiết trước khi bạn tiến hàng vận hành một nhà hàng, một thiết kế đúng giúp quy trình hoạt động một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh vì bạn đã có kế hoạch trước mọi thứ và quan trọng nhất là bạn có được những món ăn ngon điều kiện tối cần thiết để duy trì một nhà hàng.

Bếp nhà hàng không chỉ là nơi tạo nên những món ăn ngon, không đơn giản là nơi làm việc của các đầu bếp. Và thiết kế một không gian bếp nhà hàng đẹp chuyên nghiệp, hiện đại, tiện nghi chính là yếu tố các chủ đầu tư nên hướng đến.

Các nguyên tắc thiết kế bếp công nghiệp

Đây là nguyên tắc phổ biến dùng để thiết kế bếp công nghiệp hiệu quả, khu nhập hàng, khu rửa, khu sơ chế và khu nấu. Với những đặc điểm nổi bật như:

  • Các khu nên có không gian, tách biệt nhau.
  • Chỉ bao gồm các thiết bị cần thiết, tùy vào nhu cầu sử dụng của đầu bếp nhưng đảm bảo đủ công năng.
  • Áp dụng phương pháp tiết kiệm và hiệu quả cho chủ đầu tư về kinh phí.
  • Đối với các bếp công nghiệp thì thiết kế phụ thuộc lớn vào khẩu phần ăn cho công nhân.
  • Khả năng hoạt động liên tục, độ bền cao.
  • Ngoài ra, còn một số đặc điểm nổi bật khác bạn sẽ được tư vấn cụ thể cùng Trần Gia Phát.

Trước khi bước vào sắp xếp thiết kế các khu vực trong bếp các doanh nghiệp cần hiểu rõ được các nguyên tắc thiết kế nhà bếp. Một nhà bếp nhà hàng được thiết kế kém có thể gây ra sự hỗn loạn và thậm chí có thể gây ra tai nạn. Do đó, khi bắt đầu một nhà hàng mới hoặc thiết kế lại doanh nghiệp hiện tại của bạn, bạn nên suy nghĩ kỹ về thiết kế nhà bếp của mình.

Thiết kế bếp ăn hiện đại
Thiết kế bếp ăn hiện đại

Tiêu chuẩn thiết kế bếp công nghiệp

Bố trí khu bếp theo quy trình một chiều

Hợp lý từ khâu bảo quản, sơ chế, chế biến nấu, đến khâu rửa chén, dĩa vệ sinh dụng cụ. thực phẩm đi theo một chiều và không quay lại ban đầu. Giúp bảo quản tốt nguyên liệu, thành phẩm của các công đoạn tốt hơn và không bị nhiễm chéo, vi sinh. 

Đảm bảo đủ ánh sáng trong khu bếp

Cường độ ánh sáng là điều cần thiết và đủ sáng sẽ giúp cho các bếp trưởng sáng tác ra được nhiều món ăn ngon miệng và trang trí đĩa thức ăn đầy nghệ thuật. Người đầu bếp cần ánh sáng đạt tiêu chuẩn để phục vụ cho công việc chế biến thức ăn. Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn của khu vực nấu ăn là 500lux (lux là độ rọi, 1 lux=1 lumen/m2) 500lux = 500 lumen/m2.

Tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp
Tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp

Sắp xếp bố trí thiết bị trong khu bếp

Sắp xếp thiết bị, dụng cụ bếp một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp Bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, từ chi phí mặt bằng, chi phí nhân viên, tốc độ ra món ăn. Cũng như tâm lý làm việc thoải mái, dễ chịu của nhân viên trong khi nấu, sẽ giúp cho món ăn đưa đến thực khách đầy chất lượng.

Đặc thù bếp công nghiệp sẽ hoạt động dây chuyền. Vì vậy thiết kế bếp công nghiệp hướng đến sự thuận tiện thao tác: Khu sơ chế, tẩm ướp gia vị, chế biến xào nấu, cuối cùng rửa dụng cụ, vệ sinh. Tùy theo món ăn đặc sản của từng loại hình phục vụ, mà chúng ta cần trang bị thiết bị bếp phù hợp khác nhau. Nếu chúng ta dùng cho bếp căn tin, chủ yếu đầu tư bếp á, bếp hầm, tủ nấu cơm, chậu rửa cho sơ chế và rửa chén, các loại bàn thao tác là đủ. Nhưng bếp cho nhà hàng thì cần có nhiều cách bố trí khác nhau như: món âu, món á, cơm việt nam, món hoa, hay bbq, lâu …  

Để bố trí hợp lý theo từng loại hình như vậy, cần có các chuyên gia, có nhiều năm kinh nghiệm chuyên về thiết kế bếp công nghiệp cho nhà hàng thì mới có thể có được một bố trí đúng nhất.

Mô hình bếp ăn công nghiệp
Mô hình bếp ăn công nghiệp

Hút mùi bếp công nghiệp

Hút mùi bếp công nghiệp cũng là một tiêu chuẩn trong thiết kế bếp ăn công nghiệp. Quá trình nấu, nhiệt sinh nhiều, kèm mùi thức ăn làm không gian trở nên nóng và khó chịu. Hệ thống thông gió cần được thiết kế chuẩn, kết hợp sử dụng máy khử mùi thức ăn, máy hút khói công nghiệp thiết kế đúng công suất hút, sẽ tạo không gian bếp luôn thông thoáng.

Sắp xếp thiết bị, dụng cụ bếp một cách khoa học và hợp lý. Đặc thù bếp công nghiệp sẽ hoạt động dây chuyền. Vì vậy thiết kế bếp công nghiệp hướng đến sự thuận tiện thao tác: khu sơ chế, tẩm ướp gia vị, chế biến xào nấu, cuối cùng rửa dụng cụ, vệ sinh.

Chưa có bình luận nào !!!