Bí quyết mở quán cơm văn phòng HIỆU QUẢ doanh thu tốt

Ngành kinh doanh hiện nay có xu hướng phát triển cao và nguồn lợi nhuận thu được từ nó cũng không nhỏ. Vậy nếu muốn mở một quán cơm văn phòng thì cần nguồn vốn như thế nào, chi phí ra sao, cần chuẩn bị những gì để chi phí bỏ ra là nhỏ nhất và thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh ấy? Hãy cùng công ty Trần Gia Phát học cách mở một quán cơm văn phòng phù hợp với dự định, mục tiêu của bản thân mình. 

Mục lục:

1. Mở quán cơm văn phòng cần những gì

Mở quán cơm văn phòng cần những gì
Mở quán cơm văn phòng cần những gì

1.1 Lên kế hoạch kinh doanh quán cơm văn phòng

Muốn kinh doanh một quán cơm văn phòng đạt được hiệu quả và lợi nhuận cao thì chúng ta cần phải lên kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp về cả vốn kinh doanh, mặt bằng cũng như cả về khách hàng.

1.2 Xác định mô hình và ý tưởng kinh doanh.

Muốn mở một quán cơm văn phòng bước đầu tiên bạn cần xác định quán cơm của văn phòng của bạn đi theo mô hình nào. Quán cơm sẽ phục vụ theo kiểu bình dân, quán ăn nhỏ hay quán ăn lớn. Để các khâu phía sau được đồng nhất và đi theo một hướng nhất định thì việc xác định rõ ràng mô hình kinh doanh là điều vô cùng quan trọng. 

1.3 Chuẩn bị vốn để mở quán cơm văn phòng

Việc mở quán cơm văn phòng chúng ta cần phải có những dự tính và nguồn vốn đầu tư phù hợp. Xác định được những nguồn vốn chủ yếu từ bản thân, gia đình hay bạn bè và chia ra những khoản chi tiêu cho quán một cách hợp lý như thuê mặt bằng, trang thiết bị, nguồn nhân lực cũng như nguyên liệu.


1.4 Khảo sát thị trường và các đối thủ cạnh tranh

Khảo sát thị trường là một điều vô cùng quan trọng, vì khách hàng là người trực tiếp quyết định nên sự thành công của quán, cần phải khảo sát kĩ thị trường khách hàng, khẩu vị và mức giá phù hợp với khách hàng. Bên cạnh đó chúng ta hay bỏ qua việc khảo sát đối thủ cạnh tranh, chúng ta nên dành thời gian khảo sát các đối thủ cạnh tranh của mình để tìm ra hướng kinh doanh quán cơm văn phòng phù hợp.

1.5 Tìm vị trí thuận lợi để mở quán cơm văn phòng

Một yếu tố cũng góp phần quyết định nên sự thành công của quán đó chính là vị trí. Đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới là dân văn phòng, công sở, học sinh, sinh viên. Bạn cần phải thuê địa điểm gần cơ quan hành chính, công ty, công xưởng, trường học… và cần đảm bảo rằng các địa điểm đó thuận tiện, dễ thấy, dễ di chuyển, thoáng mát và sạch sẽ và có bãi để xe phù hợp. 

1.6 Chuẩn bị đồ nội thất và trang trí quán

Khách hàng mà quán hướng tới là nhân viên văn phòng, công sở, sinh sinh viên nên cũng không yêu cầu quá cao về nội thất trang trí, nhưng cũng có yêu cầu về tính thẩm mỹ cũng như sự thuận tiện. Ở đây sự lựa chọn hợp lý có thể là những bộ bàn ghế gỗ hoặc inox vừa có tính thẩm mỹ mà giá thành cũng không quá cao. Để không gian quán thêm thoáng mát có thể mua thêm một số cây xanh nhỏ phù hợp với không gian của quán để tạo điểm nhấn của quán. Nếu chi phí có hạn thì chúng ta chỉ cần một không gian sạch sẽ thoáng mát là đủ. Cần trang bị quạt cũng như điều hòa cho quán.

1.7 Chuẩn bị các dụng cụ nấu ăn trước khi mở quán

Mở quán cơm văn phòng thì dụng cụ nấu ăn và bát đũa là những thứ không thể thiếu trong quán. Bát đũa và dụng cụ nấu ăn của quán cần đảm bảo có tính sạch sẽ và thẩm mỹ phù hợp với các tiêu chí của khách hàng.

1.8 Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu nấu ăn

Để cho món ăn được ngon và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nấu ăn là điều hết sức cần quan tâm. Nguồn nguyên liệu sạch và đảm bảo đóng góp một phần vào sự thành công của quán. Chúng ta cần phải có sự liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.

1.9 Thuê nhân viên phục vụ quán

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của quán thì sẽ có những cách thuê nhân viên khác nhau. Có thể thuê nhân viên bán thời gian, nhân viên làm việc theo ca hoặc cả ngày tùy thuộc vào nhu cầu cũng như quy mô kinh doanh của quán.

2. Mở quán cơm văn phòng cần bao nhiêu vốn

Mở quán cơm văn phòng cần bao nhiêu vốn
Mở quán cơm văn phòng cần bao nhiêu vốn

2.1 Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

Nếu bạn lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở các thành phố lớn hoặc trung tâm công nghiệp thì mức thuê mặt bằng sẽ dao động tưc mức 5-15 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó giá thuê mặt bằng sẽ còn phụ thuộc vào vị trí, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị tại điểm đó, vị trí đó nằm ở nơi như thế nào có đông dân cư không, thuận lợi không….

Nếu bạn kinh doanh tại các vùng quận huyện hay ngoại thành thù mức chi phí thuê mặt bằng để ở quán cơm văn phòng sẽ ở mức 3-5 triệu đồng/tháng.

Còn nếu như bạn có mặt bằng sẵn thì bạn đã tiết kiệm được khoản tiền khá lớn và rất có lợi cho công việc kinh doanh.

2.2 Chi phí sửa chữa và trang trí

Một trong những chi phí mở quán cơm văn phòng không thể thiếu đó là chi phí sửa chữa và trang trí. Có mặt bằng ổn định thì chúng ta cần tính tới chi phí sửa chữa và trang trí lại không gian quán. Để tiết kiệm chi phí ta có thể tự trang trí bằng giấy dán tường, tranh treo tường,.. Điều đó cũng làm cho quán có nét đặc biệt riêng và cũng tạo nên sự thoải mái sang trọng. Chi phí cho các chi phí sửa chữa, trang trí và lắp đặt hệ thống trang thiết bị cho quán có thể dao động từ 10-15 triệu động tùy thuộc vào giá trang thiết bị và cách trang trí của bạn.

2.3 Chi phí dụng cụ bán hàng

Mở quán cơm văn phòng bạn sẽ cần phải đầu tư dụng cụ bán hàng khác nhau. 

  • Tủ cơm công nghiệp: là một dụng cụ không thể thiếu khi mở quán cơm văn phòng vì nó đảm bảo yếu tố nhanh chóng, gọn gàng, sạch sẽ và hấp chín nhiều loại thức ăn. Tùy thuộc vào số khay mà giá thành cũng giao động ở những giá thành khác nhau. Tủ cơm công nghiệp có giá thành từ 7 – 24 triệu tùy thuộc vào số khay từ nhỏ đến lớn.
  • Bàn ghế: Tùy vào quy mô và không gian quán ta nên lựa chọn chất liệu và kiểu dáng khác nhau cho quán của bạn. bàn ghế inox có giá thành từ 1-1,5 triệu đồng/ bộ, bàn ghế gỗ thì có giá thành cao hơn chút từ 2-2,5 triệu/ bộ, còn bàn ghế nhựa thỉ giá thành rẻ hơn nhiều chỉ ở mức 1 triệu đồng/bộ. 
  • Bát đũa và các dụng cụ khác: Chi phí cho phần này sẽ dao động từ 10-15 triệu đồng bao gồm bát đũa, dao, thớt, đĩa, nồi niêu xoong chảo và một số dụng cụ làm bếp khác tùy vào kiểu dáng cũng như chất liệu.

2.4 Chi phí nguyên vật liệu nấu ăn

Đây cũng là một phần chi phí vô cùng quan trọng, phụ thuộc vào lượng khách tới quán trong một ngày mà ta quyết định nguồn nguyên liệu đầu vào phù hợp và đảm bảo đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng và học sinh sinh viên. Nếu trung bình 50 – 100 suất ăn thì dự kiến chi phí sẽ rơi vào khoảng 800.000VND đến 1.000.000VND

2.5 Chi phí thuê nhân viên

Quy mô quán cũng góp phần quyết định tới việc thuê nhân viên, bạn có thể thuê nhân viên toàn thời gian hoặc bán thời gian. Nhân viên bán thời gian thì chi phí sẽ mất từ 15.000VNĐ – 30.000VND/ giờ, nhân viên toàn thời gian thì có mức từ 5.000.000 VND. Nguồn nhân viên còn phụ thuộc vào lượng khách hàng ghé tới quán và quy mô quán. Nhưng ban đầu nên thuê từ 1-2 nhân viên, khi nào ổn định có thể thuê thêm nhân viên. 

2.6 Chi phí vốn dự trù cho quán

Khi mới mở quán, quán ăn của bạn chưa được nhiều người biết đến. Vậy nên trong thời gian 1-2 tháng đầu có thể mức kinh doanh chưa đạt được như dự tính ban đầu, có thể hòa vốn hoặc lỗ vốn. Ta cần chuẩn bị một khoản vốn dự trù để chi trả cho hoạt động của quán từ 3-5 tháng đầu hoạt động.

Nếu chiến lược kinh doanh hợp lý thì sau 3-5 tháng sẽ có lãi, mỗi suất cơm sẽ có giá từ 25.000VND – 30.000VND. Trung bình một ngày bán được từ 40-100 suất cơm, khi trừ các chi phí khác thì mức lãi suất thu được/tháng  sẽ ở mức từ 30 triệu đồng cho tới 50 triệu đồng.

Cho nên khi muốn mở một quán cơm văn phòng chúng ta cần chuẩn bị mức vốn khoảng 150 triệu đông cho tới 200 triệu đồng.

3. Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng kinh doanh hiệu quả

Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng kinh doanh hiệu quả
Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng kinh doanh hiệu quả

3.1 Bạn cần biết khách hàng của bạn là ai

Quán cơm văn phòng thì đối tượng hướng tới là nhân viên văn phòng, công nhân, học sinh, sinh viên… và mức thu nhập trung bình khác nhau nên cũng phải lên kế hoạch bán với giá thành phù hợp với từng phân khúc khách hàng. 

3.2 Đảm bảo khi chế biến món ăn nguyên liệu sạch và tươi ngon

Món ăn ngon, rẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí hàng đầu của quán cơm, cần đảm bảo và đáp ứng được các yêu cầu ngon, sạch, rẻ, đẹp. Vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào cần đảm bảo chất lượng và quy trình nấu ăn sạch sẽ, làm vậy thì khách hàng sẽ tin tưởng và quay lại lần tiếp theo.

3.3 Xây dựng một thực đơn hấp dẫn cho quán

Bí quyết mở quán cơm văn phòng thu hút khách hàng đó chính là thực đơn hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Để có một thực đơn phù hợp với khẩu phần của khách hàng cần khảo sát khẩu phần của khách hàng từ đó xây dựng nên một thực đơn phù hợp với khẩu vị của đa số khách hàng. 

3.4 Chiến lược marketing, quảng cáo

Khi quán mới mở chưa được nhiều người biết đến vậy nên bạn cần có những chiến lược để pr, quảng cáo cho cửa hàng của mình nhảm thu hút thêm khách hàng tới quán, có thể quảng cáo quán ăn trên facebook, các group văn phòng hay ăn vặt hoặc livestream quảng bá sản phẩm của mình, từ đó sẽ có thêm nhiều người biết tới quán ăn của bạn và ghé tới ăn thử.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp với các app giao đồ ăn nhanh để phù hợp với thời gian của nhân viên văn phòng là nhanh gọn lẹ, vậy nên đây cũng là một lựa chọn tốt cho quán. 

Trên đây là những điều cần thiết để mở một quán cơm văn phòng. Đồng thời, cũng cho ta biết được trình tự các bước cũng như những điều cần thiết để mở một quán cơm cho người mới bắt đầu từ những chi phí nhỏ nhất. Hi vọng những điều trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách mở một quán cơm văn phòng. Chúc bạn kinh doanh quán cơm văn phòng thành công !

Tham khảo các bài viết khác:

Bật mí Bí Quyết mở quán trà sữa đem lại LỢI NHUẬN lớn

Kinh nghiệm mở quán bar CHUYÊN NGHIỆP lợi nhuận cao

So sánh bếp chiên nhúng điện và gas đâu là lựa chọn TỐT nhất

Chưa có bình luận nào !!!