Sơ đồ bếp nhà hàng và cách bố trí bếp phổ biến HIỆN NAY

Bếp là khu vực được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, nó được ví von như trái tim và linh hồn của nhà hàng, nên những gì xuất hiện từ nó có thể tạo ra hoặc phá vỡ đi trải nghiệm của khách hàng. Chính vì vậy, việc xây dựng sơ đồ bếp nhà hàng, bếp công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của nhà hàng đó. Cách bài trí sắp xếp bếp nhà hàng hợp lý, có thể giúp nhà hàng nâng tầm công suất phục vụ, tính tiện nghi và đẳng cấp. Để nhà hàng đi vào hoạt động mang lại lợi nhuận tốt nhất, hãy cùng Trần Gia Phát tham khảo một vài sơ đồ bếp nhà hàng phổ biến nhất hiện nay nhé!

Sơ đồ bếp nhà hàng và cách bố trí phù hợp
Sơ đồ bếp nhà hàng và cách bố trí

Sơ đồ bếp nhà hàng và cách bố trí hợp lý

Mỗi mô hình kinh doanh nhà hàng khác nhau đều có sơ đồ bếp nhà hàng và cơ cấu tổ chức nhân sự bếp  riêng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong bộ phận bếp diễn ra trơn tru và an toàn, hãy cùng Trần Gia Phát tìm hiểu sơ đồ bếp nhà hàng và cách tổ chức nhân sự điển hình trong nhà hàng nhé!

Sơ đồ bếp nhà hàng và cách bố trí hợp lý
Sơ đồ bếp nhà hàng và cách bố trí hợp lý

Sơ đồ tổ chức nhân sự bếp điển hình nhất trong một nhà hàng

Hiện nay, cơ cấu tổ chức nhân sự bếp trong một nhà hàng rất đa dạng các vị trí và nhiệm vụ, nhưng nhìn chung có 8 vị trí điển hình sau: 

Bếp trưởng điều hành

Bếp trưởng điều hành
Bếp trưởng điều hành

Bếp trưởng điều hành là vị trí cao nhất trong sơ đồ bếp nhà hàng, nắm giữ mọi quyền hành và chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các công việc trong bếp chuyên nghiệp của các nhà hàng. Cụ thể bao gồm:

– Quản lý công việc trong phòng bếp.

– Mua bán và quản lý các hàng hóa trong bếp.

– Xây dựng thực đơn, thiết lập các tiêu chí nấu ăn và đánh giá.

– Đảm bảo đúng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong phòng bếp.

– Quản lý và đào tạo nhân sự nhà hàng.

Các đầu bếp điều hành có xu hướng quản lý nhà bếp của họ ở nhiều cửa hàng và chi nhánh và thường không chịu trách nhiệm trực tiếp nấu nướng trừ khi có yêu cầu đặc biệt. Chính vì vậy, có thể thấy, bếp trưởng điều hành là một vị trí không thể thiếu trong một nhà hàng chuyên nghiệp.

Bếp chính

Nhân sự bếp chính
Nhân sự bếp chính

Dưới sự điều hành trực tiếp của bếp trưởng, bếp chính là người trực tiếp nấu món ăn chính, món ăn chủ đạo của nhà hàng. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ bếp trưởng trong công tác giám sát, chỉ đạo các hoạt động của các tổ bếp khác nhau như giảm sát quản lý nhân viên, kiểm soát chi phí và thu mua nguyên vật liệu, sáng tạo các món ăn mới bổ sung vào menu nhà hàng.

Trong một sơ đồ bố trí bếp nhà hàng, bếp chính cũng được coi là bếp trưởng nếu như không có bếp trưởng điều hành hoặc khi bếp trưởng điều hành vắng mặt thì bếp chính là người có quyền thay mặt bếp trưởng để điều hành nhà hàng.

Bếp phó

Vị trí bếp phó
Vị trí bếp phó

Vị trí bếp phó dưới quyền của bếp chính, có tiếng nói và quyền hạn chỉ sau bếp chính, có quyền thay mặt bếp chính khi họ vắng mặt. Thông thường, bếp phó chia sẻ rất nhiều trách nhiệm trong công việc giống như bếp chính. Nếu như bếp chính là người nấu món ăn thì bếp phó là trợ lý chuẩn bị mọi thứ để có thể nấu ra món ăn đó. Ngoài ra, bếp phó còn tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hằng ngày như:

– Phối hợp chặt chẽ các hoạt động bộ phận bếp. 

– Chế biến món ăn.

– Giám sát hướng dẫn nhân viên, phân công điều phối công việc.

– Phối hợp các bộ phận liên quan lên menu cho nhà hàng.

– Quản lý trang thiết bị dụng cụ cho bộ phận bếp.

– Và các công việc khác dưới sự phân công của bếp chính.

Tùy vào quy mô và sơ đồ bếp của mỗi nhà hàng mà có 1 hoặc nhiều bếp phó, nhằm đảm bảo các công việc được thuận lợi hơn.

Tổ trưởng tổ bếp hay Trưởng ca

Tổ trưởng bếp hay tổ trưởng ca
Tổ trưởng bếp hay tổ trưởng ca

Tổ trưởng bếp hay còn gọi là trưởng ca là người làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của bếp trưởng, bếp phó. Đảm nhiệm chức vụ quản lý và chịu trách nhiệm giám sát một nhóm người hoặc một khu vực cụ thể trong hệ thống bếp nhà hàng từ nhân sự cho đến hiệu quả hoạt động, chịu trách nhiệm chuẩn bị, nấu nướng và trình bày món ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động. Bên cạnh đó còn, giám sát việc xử lý thực phẩm thừa, hỗ trợ đào tạo nhân viên bếp và phụ bếp,…  Đặc biệt là phối hợp với các đầu bếp liên quan, nhằm lên kế hoạch thay đổi hoặc tạo mới thực đơn, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Đây là một vị trí rất không kém phần quan trọng trong các sơ đồ bếp nhà hàng. Đặc biệt là đối với các nhà hàng có quy mô lớn, nhằm hỗ trợ bộ phận bếp hoạt động hiệu quả hơn . 

Nhân viên bếp

Nhân viên bếp
Nhân viên bếp

Dưới sự phân chia công việc của tổ trưởng tổ bếp, nhân viên bếp có trách nhiệm làm việc trong phạm vi khu bếp nhà hàng bên cạnh đó còn làm các công việc khác như sơ chế nguyên vật liệu, chuẩn bị vật dụng cần thiết và vệ sinh bếp. Ngoài ra, còn hỗ trợ các khu vực được phân công khác. 

Nhân viên bếp, có thể là người đã thành thạo công việc và trực tiếp nấu và cũng có thể là người đang trong quá trình học hỏi thêm về chuyên môn.

Phụ bếp

Nhân viên phụ bếp
Nhân viên phụ bếp

Đây là vị trí khởi đầu cho những ai theo đuổi sự nghiệp làm đầu bếp, họ là người hỗ trợ các công việc căn bản trong bếp, họ làm việc theo sự phân công của các cấp trên như chuẩn bị thực phẩm, làm sạch các nguyên vật liệu, vệ sinh dụng cụ, làm sạch phòng bếp và các công việc được phân công  khác.

Nhân viên rửa chén bát

Nhân viên rửa chén bát
Nhân viên rửa chén bát

Tuy không được nhắc đến nhiều trong phòng bếp, nhưng vị trí này cũng cực kỳ quan trọng trong sơ đồ bếp nhà hàng đấy nhé, họ là người chịu trách nhiệm rửa bất cứ thứ gì được sử dụng trong quá trình chuẩn bị và nấu nướng. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ bảo quản và sắp xếp các dụng cụ trong phòng bếp.

Nhân viên phục vụ hay nhân viên bồi bàn

Nhân viên phụ bếp
Nhân viên phụ bếp

Nhân viên phục vụ là người làm việc bên ngoài nhà bếp và là người trực tiếp đối mặt với khách hàng. Họ có nhiệm vụ chính là bưng bê thức ăn và đồ uống theo yêu cầu của thực khách. Bên cạnh đó nhân viên phục vụ cũng là người ghi nhận lại mọi phản hồi của khách hàng về thức ăn và có trách nhiệm báo cáo lại với quản lý.

Trên đây là cơ cấu tổ chức nhân sự bếp điển hình trong nhà hàng. Tùy thuộc vào mỗi quy mô kinh doanh mà có thể bỏ qua một số vị trí không cần thiết hoặc có thể linh hoạt các công việc gần giống nhau, nhằm tối ưu chi phí và nhân sự trong nhà hàng. 

Sơ đồ bố trí bếp nhà hàng

Trong hệ thống bếp nhà hàng nếu cách bố trí không hợp lý có thể trở thành trở ngại của các nhân viên trong bếp, bởi họ lo lắng sẽ va chạm vào nhau, từ đó mà kéo theo chất lượng và kết quả kinh doanh của nhà hàng bị ảnh hưởng.

Để nhà bếp trong nhà hàng được bố trí một cách hợp lý thì việc thiết kế sơ đồ bếp cần phải có chiến lược, điều này cho phép nhà bếp hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, mà nó mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời với các bữa án chất lượng cao. 

Tùy vào mỗi nhà hàng sẽ có sơ đồ bếp nhà hàng và cách bố trí bếp khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ được phân chia theo các khu cơ bản, cụ thể như sau: 

Khu vực kho lưu trữ thực phẩm

Kho lưu trữ thực phẩm là khu vực quan trọng đầu tiên trong sơ đồ bếp của mỗi nhà hàng. Bởi nó đảm nhiệm chức năng bảo quản và dự trữ các nguyên liệu, thực phẩm để chế biến món ăn. Nếu kho bảo quản không chọn thiết bị an toàn sẽ làm hỏng thực phẩm và làm gián đoạn quá trình chế biến. Việc thiết kế khu bảo quản, lưu trữ thực phẩm cần đảm bảo các yếu tố sau:

– Kho phải rộng, bố trí hợp lý, gọn gàng.

– Có hệ thống thông gió hoạt động tốt để không làm hỏng thức ăn.

– Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra để phát hiện hư hỏng kịp thời.

Khu vực kho lưu trữ thực phẩm
Khu vực kho lưu trữ thực phẩm

Một số thiết bị cơ bản trong kho lưu trữ thực phẩm

Để bảo quản thực phẩm bạn có thể dùng tủ lạnh công nghiệp hoặc tủ mát công nghiệp, tủ đông. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi nhà hàng mà chọn tủ có kích thước phù hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng bàn đông, bàn mát, hay tủ nửa mát nửa đông nhằm tối ưu diện tích của nhà hàng.

Kệ inox 304 công nghiệp nhiều tầng để đựng các loại thực phẩm khô như gạo, gia vị, …

Xe đẩy inox đã hỗ trợ vận chuyển thực phẩm khi nhập kho, phân chia đồ ăn, hay di chuyển đến các khu vực khác một cách thuận lợi, dễ dàng và tiết kiệm thời gian cũng như sức lực của người lao động.

Một số thiết bị cơ bản trong kho lưu trữ thực phẩm
Một số thiết bị cơ bản trong kho lưu trữ thực phẩm

Khu sơ chế

Khu vực sơ chế là nơi diễn ra quá trình chuẩn bị thức ăn sơ chế thực phẩm. Các nguyên vật liệu được chuẩn bị kỹ càng tại khu vực này trước khi đi vào quá trình chế biến.

Khu vực sơ chế thông thường sẽ được đặt gần các khu lưu trữ và bảo quản, nó được bố trí gọn gàng hợp lý để các đầu bếp dễ dàng thuận tiện lấy ngay khi cần

Tại khu vực này thường có các thiết bị và dụng cụ như:

Chậu rửa inox lớn dùng để rửa thịt, cá, rau, củ, quả,…

– Thớt trên bàn: dùng để băm chặt xương thịt, bàn inox này có lỗ để xả rác.

– Bàn inox có chậu rửa lớn và bàn 2 chậu rửa inox để rửa thịt, cá và rau củ riêng biệt.

– Thùng rác di động được đặt ngăn nắp dưới gầm chậu đảm bảo gọn gàng sạch sẽ

– Giá inox treo tường để đặt các dụng cụ dao, thớt, rổ rá, …

– Thiết bị xử lý thực phẩm: máy xay thịt, lò vi sóng, máy thái thịt, máy cưa xương… 

– Các dụng cụ khác như: dụng cụ đo lường, cân,…

Khu gia công

Khu gia công là nơi tiếp nhận các thực phẩm sau khi được sơ chế và tiếp tục tiến hành các hoạt động như chặt, thái, băm và tẩm ướp gia vị hoặc nhào nặn lăn bột,.. Vì vậy khu vực này đòi hỏi cao về tính an toàn vệ sinh thực phẩm và được lau chùi thường xuyên. 

Tại khu vực gia công thường có các vật dụng cơ bản như dao, thớt và các thiết bị hỗ trợ như máy xay, máy thái, máy ép,…  Nên thiết kế khu vực này đủ rộng để không ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất công việc chung.

Khu bếp nấu

Khu vực bếp nấu là khu vực quan trọng bậc nhất trong sơ đồ bếp nhà hàng, đây là khu vực quyết định sự thành công của món ăn. Nó được thiết kế một cách cẩn thận, tỉ mỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nên sử dụng các thiết bị làm từ inox, các điện cách nhiệt tốt và có độ bền cao. Bên cạnh đó các thiết bị cũng được sắp xếp thông minh, để các đầu bếp thuận tiện trong quá trình chế biến, nấu nướng. 

Khu vực bếp nấu thường được trang bị các đồ dùng bếp nhà hàng, thiết bị chuyên dụng dùng để xào, nấu, hấp, hầm, rán, nướng … Nên lắp đặt các bình chữa cháy ở khu vực này để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Dưới đây là một số thiết bị gợi ý cho bạn trong quá trình thiết kế khu bếp nấu

– Thiết bị bếp chiên nhúng Berjaya,… phục vụ cho việc chế biến, nấu nướng trực tiếp các món chính.

Lò nướng công nghiệp bằng gas, lò nướng điện, Salamander…là những thiết bị giúp đa dạng hóa công việc nấu nướng của các đầu bếp.

– Bàn lạnh công nghiệp chuyên để đựng các loại thực phẩm, thức ăn sau khi đã được sơ chế.

– Bàn bếp inox và kệ bếp inox để đặt các thức ăn cần chế biến trước khi nấu sau khi nấu chín

– Tủ cơm công nghiệp hoặc nồi nấu cơm tùy theo quy mô nhà hàng mà lựa chọn thiết bị nấu cơm phù hợp

– Tủ hâm nóng dùng để giữ ấm và giữ nóng thức ăn. 

– Thiết bị bếp chiên đơn hoặc đôi. Các đầu bếp có thể nấu thức ăn chiên rán ngập dầu một cách nhanh chóng mà không gây cháy mỡ.

– Bàn salad có các loại rau và nước sốt dùng sẵn.

– Hệ thống máy hút khói công nghiệp, hút mùi tránh gây ngột ngạt và ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn 

Tùy theo mục đích kinh doanh và các món ăn có trong thực đơn mà chọn các dụng cụ, thiết bị phù hợp. 

Khu bếp nấu
Khu bếp nấu

Khu trình bày và ra thức ăn

Sau khi thức ăn đã được chế biến, nấu nướng và trang trí xong thì sẽ đem ra khu vực ra đồ. Khu vực của hệ thống bếp nhà hàng thường được thiết kế gần cửa ra vào để tiện phục vụ cho thực khách và đây cũng là khu vực được khách hàng chú ý nhiều nhất. 

Tại đây thường có các thiết bị, vật dụng như các giá inox, bàn inox, xe đẩy, khay, thố, chén bát đĩa, … cần được chuẩn bị sẵn để mang đồ ăn đến thực khách một cách nhanh chóng. 

Khu vực này cần thiết kế chắc chắn, rộng rãi và thoáng để tránh vướng víu làm đổ vỡ hay hư hỏng món ăn trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực khách hàng

Khu rửa bát và diệt khuẩn

Các vật dụng sau khi sử dụng sẽ được tập trung lại tại khu vực này để tiến hành chùi rửa, làm sạch và diệt khuẩn.

Tại khu vực rửa bát và diệt khuẩn sẽ có các thiết bị hỗ trợ bao gồm: bàn để, các chậu rửa, xe đẩy, kệ inox nhiều tầng, dung dịch tẩy rửa, máy rửa bát, máy diệt khuẩn, tủ sấy, thùng chứa rác, … Tùy vào quy mô nhà hàng mà có thể thêm hoặc bớt các dụng cụ.

Cần chú ý bố trí các thiết bị trong khu vực này để tiết kiệm diện tích, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Việc chế biến thức ăn và phục vụ cho thực khách của nhà hàng bạn luôn chậm trễ? Để tránh tình trạng này, bạn nên có phong cách về quy trình quản lý nhà bếp hợp lý.

>>>> Xem thêm bài viết về giá bồn rửa chén inox 2 ngăn có chân giúp quý khách có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc mua trang thiết bị trong nhà bếp

Khu rửa bát và diệt khuẩn
Khu rửa bát và diệt khuẩn

Một số cách bố trí bếp nhà hàng thông dụng

Trước khi tiến hành xây dựng một nhà hàng, điều mà các nhà kinh doanh quan tâm nhất đó là phong cách của nhà hàng đó và từ đó mà có được sơ đồ bếp nhà hàng, sơ đồ tổ chức nhân sự bếp và phân khu bếp nhà hàng. Song song với đó việc suy nghĩ bếp nhà hàng mua ở đâu hay cách bố trí bếp nhà hàng cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc tạo dựng nên phong cách chung, góp phần nâng cao thương hiệu mà nhà kinh doanh đang hướng tới. Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, Trần Gia Phát gợi ý bạn 3 kiểu bố trí nhà bếp nhà hàng phổ biến và độc đáo dưới đây:

Kiểu ốc đảo

Khi nhắc đến ốc đảo, người ta dễ hình dung tới hình ảnh hòn đảo cô đơn giữa đại dương mênh mông. Theo liên tưởng này, các thiết bị bếp nấu nướng sẽ được bố trí tại vị trí trung tâm của khu bếp. Trong khi đó, các khu còn lại hỗ trợ cho việc nấu nướng như bảo quản, sơ chế, gia công, ra món và rửa sẽ được bố trí theo thứ tự nhất định xung quanh, để đảm bảo tính liên kết của các giai đoạn trong quá trình hoàn thành món ăn. 

Cách bố trí bếp nhà hàng theo hình ốc đảo tạo ra không gian mở, hình thành một dây chuyền nấu nướng phù hợp, thuận tiện trong việc trao đổi, truyền đạt orders và có thể giám sát các hoạt động. Thông thường, kiểu bố trí này sẽ phù hợp với các loại không gian bếp nhà hàng lớn.

Kiểu ốc đảo
Kiểu ốc đảo

Kiểu phân khu

Sơ đồ bố trí bếp nhà hàng theo kiểu phân khu tức là các thiết bị bếp nhà hàng được đặt dọc theo bức tường. Không gian chính ở giữa gian bếp nhà hàng trở nên thông thoáng, điều này hoàn toàn trái ngược so với kiểu ốc đảo.

Hiển nhiên mỗi khi phải được bố trí theo chiều nhất định đảm bảo lưu thông tốt từ khâu nhập kho cho tới dọn dẹp vệ sinh trong bếp nhà hàng.

Với cách bố trí theo kiểu phân khu, các thông tin và quá trình giám sát trong nhà hàng cũng diễn ra rất thuận tiện và dễ dàng. Cho nên kiểu bố trí này được ưa chuộng nhất hiện nay . 

Kiểu dây chuyền sản xuất

Bố trí nhà hàng theo kiểu dây chuyền sản xuất, các thiết bị bếp nhà hàng trong các khu được sắp xếp theo hàng dọc với nhau, từ khâu bảo quản cho đến khâu ra món. Cách bố trí này giúp các đầu bếp dễ dàng chuyển thức ăn qua các khu vực nhanh gọn mà không làm cản trở đến các khâu khác cũng như hạn chế va chạm và lẫn lộn thức ăn chín và sống. 

Điều đặc biệt của cách bố trí này có thể giúp tối ưu hóa năng suất làm việc, đồng thời đảm bảo cho việc lưu thông và dễ dàng truyền đạt thông tin. Bên cạnh đó, các thiết bị được sắp xếp cùng nhau nên có thể tiết kiệm được không gian căn bếp nhà hàng của bạn

Sơ đồ bố trí bếp nhà hàng theo kiểu dây chuyền sản xuất phù hợp với các nhà hàng có lượng thực khách lớn, thực đơn ít món, yêu cầu phục vụ nhanh gọn lẹ. Đây là cách bố trí phổ biến đối với các nhà hàng có lượng khách hàng đông và phù hợp với nhiều loại bếp khác nhau. 

Bếp ăn tập thể là một ví dụ điển hình cho kiểu dây chuyền sản xuất, bạn có thể tham khảo thêm cách: Thiết kế bếp ăn tập thể đạt tiêu chuẩn, quy định quốc tế.

Trên đây là những kiểu bố trí bếp nhà hàng phổ biến nhất hiện nay, tùy theo không gian bếp nhà hàng mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất để vừa tiết kiệm không gian, cũng như chi phí lắp đặt, bố trí bếp nhé!

Những nguyên tắc về cách bố trí bếp nhà hàng cần lưu ý

Căn bếp là linh hồn của nhà hàng, vậy nên trong khi bố trí không gian bếp nhà hàng bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Thiết kế khu bếp nhà hàng đơn giản – linh hoạt

Thiết kế bếp nhà hàng nên đơn giản và linh hoạt, nghĩa là bố trí các khu vực trong bếp sao cho tiện nghi và hiệu quả nhất. Nói cách khác, làm thế nào để bếp ăn nhà hàng của bạn sử dụng ít sức lực của nhân viên hơn mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất có thể.

Thiết kế đơn giản nhưng đầy đủ tiện nghi

Nó có thể được mở rộng cho việc lựa chọn các thiết bị bếp phù hợp với công việc nấu nướng, giúp nhân viên nấu nướng dễ dàng và thoải mái hơn.

Ngoài ra, ánh sáng tốt giúp nhân viên có thể nhìn thấy những gì họ đang làm và thực hiện nó một cách an toàn, vì trong quá trình nấu nướng, các đầu bếp thường phải làm việc với dao kéo, dầu mỡ và phải quan sát và theo dõi màu sắc của thực phẩm. Nếu ánh sáng kém sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm và món ăn chế biến không đạt chuẩn yêu cầu.

Tuy nhiên, nhược điểm của việc thiết kế bếp nhà hàng với kiểu dáng đơn giản, linh hoạt và đầy đủ tiện nghi sẽ làm tăng chi phí đầu tư.

Thiết kế đơn giản nhưng đầy đủ tiện nghi
Thiết kế đơn giản nhưng đầy đủ tiện nghi

Diện tích nhà bếp trong nhà hàng

Thiết kế bếp nhà hàng cần chú ý đến diện tích mặt bằng bếp, sao cho phù hợp với mặt bằng tổng thể. Nói cách khác, nhà hàng càng lớn thì bạn càng cần nhiều không gian bếp nhà hàng và ngược lại. Ngoài ra, không gian bếp nhà hàng của bạn cũng tỷ lệ thuận với lượng khách phục vụ. Điều này là hiển nhiên vì càng có nhiều khách hàng, nhà bếp càng phải làm nhiều việc hơn. Cân nhắc mở rộng mặt bằng bếp nhà hàng nếu bạn có nhiều khách hàng tiềm năng.

Thông gió hút mùi trợ thủ đắc lực trong khu bếp nhà hàng

Trong quá trình nấu nướng, bếp tỏa ra nhiều nhiệt cũng như ám mùi thức ăn, dầu mỡ khiến không gian bếp nhà hàng trở nên nóng nực, khó chịu. Vì vậy, hệ thống thông gió và hút mùi rất cần thiết trong nhà bếp.

Hệ thống thông gió cần được thiết kế hợp lý, kết hợp sử dụng máy hút khử mùi thức ăn và máy hút khói công nghiệp với công suất hút phù hợp sẽ tạo nên không gian bếp nhà hàng sạch sẽ và dễ chịu.

Đặc biệt, nếu là nhà hàng nướng thì cần trang bị thêm hệ thống hút khói nướng tại bàn cho khách hàng. Để khách hàng không bị ám mùi thức ăn sau khi rời nhà hàng.

Thông gió hút mùi trợ thủ đắc lực trong khu bếp nhà hàng
Thông gió hút mùi trợ thủ đắc lực trong khu bếp nhà hàng

Lựa chọn các dụng cụ và thiết bị nhà bếp 

Khi chọn mua thiết bị cho nhà bếp cần đặc biệt chú ý đến tiêu thụ năng lượng khi lựa chọn thiết bị điện và hãy đảm bảo rằng những thiết bị bạn đang cân nhắc đã được cấp phép, cung cấp bởi nhà cung ứng uy tín có chế độ bảo hành sản phẩm và tiết kiệm năng lượng. Điều này là do chi phí tiêu thụ điện hàng tháng là chi phí dài hạn.

An toàn sức khỏe

Sau khi hoàn thành quá trình thiết kế khu bếp nhà hàng, bạn cần chú ý đến an toàn trong y tế và phòng cháy chữa cháy. Tìm các cơ sở y tế gần nhất tại khu vực bạn. 

Bên cạnh đó, mỗi thiết bị đều có hướng dẫn cụ thể cho nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để phòng tránh tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Với những thông tin chia sẻ về sơ đồ bếp nhà hàng, Trần Gia Phát hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc, giúp bạn tự tin lên ý tưởng và tạo nên không gian bếp nhà hàng hoàn hảo. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tìm đơn vị thi công bếp công nghiệp, bếp nhà hàng chuyên nghiệp, uy tín và nhanh chóng. Vậy thì đừng ngần ngại liên hệ ngay tới hotline: (038) 8886948 – 0937858683 của Trần Gia Phát và nhận được sự tư vấn trực tiếp tận tình. 

Chưa có bình luận nào !!!